Hộ kinh doanh có con dấu không? Quy định về con dấu hộ kinh doanh?

1. Khái niệm hộ kinh doanh

Văn bản hiện hành quy định về hộ kinh doanh là Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên trong cùng một hộ gia đình đứng ra thành lập và trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chủ thể thành lập phải chịu trách nhiệm về việc hoạt động của hộ kinh doanh bằng chính toàn bộ tài sản của mình. Dựa vào khái niệm nêu trên thì ta có thể nhận thấy hộ kinh doanh có những đặc điểm như sau: 

– Hộ kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân hoặc được thành lập bởi các thành viên trong cùng một hộ gia đình. Trong trường hợp hộ kinh doanh được các thành viên trong cùng một hộ gia đình đứng ra thành lập thì các thành viên này phải ủy quyền cho một người trong gia đình đứng ra làm người đại diện cho hộ kinh doanh; 

– Chủ thể đứng ra thành lập hộ kinh doanh (cá nhân hoặc các thành viên trong cùng hộ gia đình) sẽ phải có trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ số tài sản của mình đối với những hoạt động của hộ kinh doanh, cụ thể là trong quá trình hoạt động của mình hộ kinh doanh có phát sinh những khoản nghĩa vụ về tài chính với các bên thứ ba thì chỉ thể đứng ra thành lập phải có trách nhiệm chi trả hết những phần nghĩa vụ này với bên thứ ba mà không phụ thuộc vào số vốn, tài sản hiện tại đang có của hộ kinh doanh; 

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 thì một tổ chức được pháp luật công nhận có tư cách pháp nhân thì phải đáp ứng những điều kiện như sau: 

  • Tổ chức phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan; 
  • Khi thành lập pháp nhân thành lập phải được tổ chức theo mô hình một pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Phạm vi về quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong cơ cấu bộ máy tổ chức của pháp nhân sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ của pháp nhân đó hoặc là trong các quyết định thành lập của pháp nhân;
  • Pháp nhân khi thành lập phải tự có tài sản độc lập với cá nhân và với các pháp nhân khác. Pháp nhân phải tự mình chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình với những khoản nghĩa vụ mà pháp nhân đã xác lập trong quá trình hoạt động của mình; 
  • Pháp nhân phải tự mình nhân danh chính bản thân mình tham gia vào các quan hệ pháp luật theo quy định của pháp luật một cách độc lập.

2. Hộ kinh doanh có con dấu hay không? 

Dựa vào các đặc điểm đã được nêu trên của hộ kinh doanh cũng như là các quy định được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh và các thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên sẽ không có con dấu pháp nhân giống như các công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan. Mặt khác các quy định trong Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng không có quy định nào quy định công ty bắt buộc phải có con dấu và cũng không bắt buộc phải thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu dấu của hộ kinh doanh. 

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng con dấu thì hộ kinh doanh cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cụ thể Nghị định này quy định các cơ quan, tổ chức cũng như các chức danh của Nhà nước chỉ được phép sử dụng con dấu khi đã có văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định về việc đơn vị này được phép sử dụng con dấu (nội dung này phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc phải được quy định trong các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng con dấu) và nếu trong trường hợp thuộc đối tượng được quyền sử dụng con dấu thì cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác những cơ quan, tổ chức chỉ được quyền sử dụng một mẫu dấu duy nhất theo mẫu mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã quy định. 

Như vậy, hiện nay chỉ có Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh, nhưng trong văn bản này không quy định về con dấu của hộ kinh doanh và cũng không có bất cứ quy định về thủ tục đăng ký mẫu dấu của hộ kinh doanh cả. Do đó, hiện nay không có quy định nào bắt buộc về việc hộ kinh doanh phải có con dấu riêng. 

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, để thuận tiện cho các giao dịch trong quá trình kinh doanh, hộ kinh doanh cũng hoàn toàn có quyền tự thiết kế và tự đặt in con dấu của hộ kinh doanh mình với mục đích là cung cấp các thông tin của hộ kinh doanh đến với những đối tác làm của hộ kinh doanh. Con dấu mà hộ kinh doanh tự thiết kế và đặt in sẽ không có chức năng như con dấu pháp nhân và sẽ không được sử dụng để thực hiện chức năng như con dấu pháp nhân trong việc thực hiện các giao dịch trong hoạt động kinh doanh.

Trên đây là những vấn đề về hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0021

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *