Trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng kinh doanh cần làm những gì?

1. Tạm ngừng kinh doanh là gì? Trường hợp nào thì tạm ngừng kinh doanh? 

Tạm ngừng kinh doanh là một tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh. Khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường thì việc tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn không tệ nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Việc tạm ngừng kinh doanh cũng được tiến hành đơn giản hơn so với thủ tục hành chính giải thể. Trong đó thì ngày chuyển tình trạng pháp lý tạm ngừng kinh doanh là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp ký Tạm ngừng kinh doanh là ngày doanh nghiệp kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc là ngày doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. 

Và bên cạnh việc tạm ngừng kinh doanh theo mong muốn của doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có quyền buộc doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong những trường hợp sau đây:

– Tạm ngừng hoạt động kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật

– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan

Như vậy thì việc tạm ngừng kinh doanh có thể diễn ra do nhu cầu muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. 

2. Những hoạt động mà doanh nghiệp cần phải làm sau khi hoạt động trở lại

Khi muốn hoạt động trở lại trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp cần phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ sẽ bao gồm:

+ Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn theo mẫu

+ Biên bản họp của hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên đối với từng loại hình doanh nghiệp về việc hoạt động trở lại

+ Quyết định của hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu đối với từng loại hình doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh trở lại trước thời hạn đã thông báo 

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh dianh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Tiếp đến là khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Còn trong trường hợp doanh nghiệp trở lại kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh theo thông báo thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Trên đây là những vấn đề về hoạt động trở lại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0046

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *