Chi Phí Xin Giấy Phép Quảng Cáo Gồm Những Khoản Nào?

1. Những loại hàng hóa, dịch vụ nào cần xin giấy phép quảng cáo?

Xin giấy phép quảng cáo là thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trước khi tổ chức các hoạt động quảng cáo các sản phẩm đến với người tiêu dùng, không phải dịch vụ, hàng hóa nào khi quảng cáo cũng phải xin giấy phép, mà chỉ có những loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt và cần phải đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo năm 2012 hướng dẫn bởi Nghị định 181/2013/NĐ-CP  cụ thể như sau: 

– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng… ngoài ra quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật

Quảng cáo thuốc dùng cho người. Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;

– Quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;

– Quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định

– Quảng cáo trang thiết bị y tế, loại quảng cáo này phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;

 – Quảng cáo thực phẩm: Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;

– Quảng cáo chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế: Bắt buộc khi quảng cáo cần phải có khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong danh mục hạn chế sử dụng” 

2. Chi phí xin giấy phép quảng cáo

Thông thường chi phí xin cấp giấy phép quảng cáo là khác nhau do một phần phụ thuộc nhu cầu của khách hàng muốn quảng cáo về mặt hàng nào, một phần là do nơi mà khách hàng xin cấp giấy phép. Nhưng nhìn về mặt tổng thể, có các khoản mà khách hàng cần thanh toán khi xin giấy phép quảng cáo như sau:

– Chi phí xây dựng nội dung quảng cáo: 

Doanh nghiệp, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ để được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Nội dung quảng cáo là một phần quan trọng nhất đối với hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng xin giấy phép quảng cáo. Nếu sai lệch nội dung mà khiến người tiêu dùng cũng hiểu sai vấn đề gây thiệt hại thì cũng đáng lo ngại. Chính vì vậy, cần phải có cơ quan ban ngành kiểm tra, đánh giá về nội dung quảng cáo và cũng tùy thuộc vào việc khách hàng muốn quảng cáo mặt hàng hóa, sản phẩm nào mà biết được chi phí cụ thể.

– Chi phí thẩm định hồ sơ quảng cáo: 

Đây là chi phí tiên quyết, bắt buộc mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải trả khi nộp hồ sơ. Đối với các loại sản phẩm quảng cáo khác nhau phí thẩm định hồ sơ quảng cáo cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ đối với trường hợp xin cấp giấy phép quảng cáo thuốc, mỹ phẩm: thì mức phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm được quy định như sau:

+ Xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm là 1.800.000/hồ sơ.(Như đã nói ở trên)

+ Cấp phép lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Đăng ký lần đầu, đăng ký lại là 5.500.000 đồng/hồ sơ; Đăng ký gia hạn là 3.000.000 đồng/hồ sơ;  Đối với hồ sơ đăng ký thay đổi/bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có giấy phép lưu hành là 1.000.000 đồng/hồ sơ.

+ Công bố sản phẩm mỹ phẩm, tiêu chuẩn dược liệu là 500.000 đồng/mặt hàng.

Hoặc chi phí thẩm định nội dung với dịch vụ khám, chữa bệnh: Theo Thông tư số 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, Phí thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo Dịch vụ Khám chữa bệnh là: 1.000.000 đồng/lần

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mất khoản chi phí nếu thuê trọn gói dịch vụ quảng cáo thông qua hợp đồng dịch vụ đối với doanh nghiệp khác.

Trên đây là những vấn đề về chi phí xin giấy phép quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0056

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *