1. Tống đạt hồ sơ là gì?
Theo từ điển Luật học do Nhà xuất bản tư pháp xuất bản năm 2006 thì tống đạt được hiểu là việc chuyển văn bản, giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo nghĩa pháp lý, “tống đạt” là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp.
Việc tống đạt được tiến hành theo thủ tục luật định, đảm bảo cho những người liên quan nhận được tài liệu đúng thời hạn. Đồng thời việc tống đạt văn bản tố tụng phải do những người có thẩm quyền thực hiện và được thực hiện bằng các phương thức sau : trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được uỷ quyền; niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Đặc điểm
Qua khái niệm trên, ta có thể thấy việc tống đạt có một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Việc tống đạt được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và cơ quan thi hành án thông qua văn bản thỏa thuận là Hợp đồng;
+ Văn bản được tống đạt chỉ là một số loại giấy tờ phổ biến của Tòa án và cơ quan thi hành án như giấy mời, giấy triệu tập, bản án, quyết định… chứ không phải tất cả các loại giấy tờ của các cơ quan này;
+ Việc tống đạt chỉ được thực hiện trên một phạm vi và thời gian nhất định, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tố tụng và thi hành án dân sự;
+ Hoạt động này vừa mang tính quyền lực (thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định) vừa mang tính dịch vụ (theo hợp đồng và được hưởng thù lao).
3. Hình thức tống đạt
Ngoài định nghĩa tống đạt là gì? thì chúng ta cần hiểu tống đạt văn bản có các hình thức như sau:
– Niêm yết công khai
– Thực hiện thông báo tại các phương tiện thông tin của đại chúng
– Tống đạt trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc ngoài ra có thể ủy quyền cho người thứ 3
– Tống đạt bằng phương tiện điện tử từ yêu cầu của đương sự hoặc là người tham gia tố tụng khác theo quy định pháp luật trong giao dịch điện tử.
– Tống đạt theo phương thức khác đối với đương sự tại nước ngoài ví dụ như: theo quy định của điều ước quốc tế trong đó Việt Nam là thành viên, theo đường ngoại giao nếu đương sự có cư trú tại nước ngoài và Việt Nam chưa là thành viên điều ước quốc tế đó ( thực hiện theo quy định pháp luật tương trợ tư pháp,
4. Thông báo kết quả tống đạt
– Việc tống đạt được coi là hoàn thành khi Thừa phát lại đã thực hiện xong các thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Trên đây là những vấn đề về tống đạt hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0145