Các vấn đề về vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn?

1. Góp vốn của chủ sở hữu công ty

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ. Đồng thời, Luật doanh nghiệp năm 2020 yêu cầu chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Một số vấn đề liên quan đến vốn điều lệ

2.1 Tăng vốn điều lệ

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:

Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn vào vốn điều lệ công ty

Tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu tự góp vốn thêm vào vốn điều lệ được xem là hình thức tăng vốn đơn giản và an toàn nhất cho chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ tự mình cân nhắc dựa trên nhu cầu kinh doanh của công ty và khả năng tài chính của mình để đưa ra quyết định tăng thêm vốn điều lệ. 

Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác

Luật doanh nghiệp năm 2020 còn cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn bằng cách huy động tổ chức, cá nhân khác góp vốn vào công ty. Những chủ thể góp vốn vào công ty như vậy phải không rơi vào các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện xong việc góp vốn, mỗi chủ thể sẽ sở hữu một phần phần vốn góp, kéo theo đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không còn thuộc sở hữu của một chủ nữa mà đã thuộc sở hữu của nhiều chủ, nó không còn mang bàn chất công ty một chủ. Khi chủ sở hữu lựa chọn hình thức huy động vốn bằng cách này cho công ty thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.

 2.2 Giảm vốn điều lệ doanh nghiệp 

Vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khả năng trả nợ của công ty, việc giảm vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính của công ty và tạo thêm rủi ro cho các chủ nợ của công ty. Đồng thời, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất, một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu có thể giảm vốn điều lệ một cách dễ dàng nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, dẫn tới quyền lợi của các chủ nợ không được bảo đảm.

Nếu cấm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ trong mọi trường hợp, vô tình cấm luôn cả việc công ty được giảm vốn trong trường hợp không sử dụng hết vốn đã đầu tư ban đầu, gây nên tình trạng lãng phí. Một khi mà việc trả nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được bảo đảm thì việc giảm vốn điều lệ cần được ghi nhận. Do vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã ghi nhận 2 trường hợp mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ.

2.3 Chủ sở hữu chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn điều lệ

Trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần vốn điều lệ, thì lúc này vốn điều lệ của công ty không còn thuộc sở hữu của một chủ. Vậy nên; Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra trách nhiệm của công ty trong việc tổ chức hoạt động sang các loại hình doanh nghiệp nhiều chủ, để phù hợp với bản chất của công ty lúc này.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh hưởng thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho.

2.4 Chủ sở hữu là cá nhân chết

Nếu chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một cá nhân, mà cá nhân này chết thì làm phát sinh quan hệ pháp luật về thừa kế đối với phần vốn của người này trong công ty. Lúc này, người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu công ty (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất của công ty (nếu chỉ có một người thừa kế) hoặc đồng sở hữu (nếu có hơn một người thừa kế). Trường hợp có nhiều người thừa kế, nghĩa là lúc này công ty đang có nhiều chủ sở hữu nên công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.

Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế/người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

  1. c) Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản:

Chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể/phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

  1. d) Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi trong công ty:

Trên đây là những vấn đề về vốn điều lệ trong công ty TNHH theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0085

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *