1. Khái quát chung
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:
“Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp:
“1- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh” Vậy, chồng chị là chủ doanh nghiệp tư nhân thì anh ý phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình bao gồm tài sản của công ty và tài sản không đóng góp vào công ty. Nếu anh dùng con dấu của công ty đứng ra vay tiền thì anh là chủ doanh nghiệp tư nhân phải gánh vác nghĩa vụ trả nợ và dùng tiền của công ty để trả nợ, tiền công ty không đủ trả thì anh phải lấy tài sản của anh ra để trả nợ. Vấn đề là lấy tài sản của riêng anh hay tài sản chung của vợ chồng trả nợ. Nên theo chúng tôi trường hợp này cần xem xét nghĩa vụ trả nợ đó là nghĩa vụ chung hay riêng.
– Theo quy định của Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Vậy khoản vay mà anh thực hiện dùng cho việc kinh doanh mà nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đây là nghĩa vụ chung, nếu không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì thực hiện giao dịch vay tài sản là nghĩa vụ riêng của chồng chị theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
– Về thay đổi địa điểm kinh doanh: Chồng bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể gửi Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
2. Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là gì?
Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm:
(i) tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp
(ii) tài sản không đầu tư vào doanh nghiệp
Thời điểm xác định trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời điểm áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá sản.
Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần định hướng phát triển cho doanh nghiệp đó.
Trên đây là những vấn đề về công ty tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0184