Độ tuổi đủ điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh ?

1. Cơ sở pháp lý

Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

2. Nội dung phân tích

Cửa hàng kinh doanh là một hình thức được thành lập dưới dạng hộ kinh doanh cá thể.

Điều 49 Nghị định Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định về hộ kinh doanh như sau:

“Điều 49. Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.”

Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp  quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:

“Điều 50. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

  1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.”

Như vậy, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có quyền thành lập hộ kinh doanh. Đối với trường hợp của bạn, bạn mới 15 tuổi, nên không thể mở cửa hàng kinh doanh, vì chưa đáp ứng được điều kiện luật định để thành lập hộ kinh doanh.

3. Quy định độ tuổi thành lập doanh nghiệp như thế nào?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nêu rõ:

“Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.”

Lưu ý: Người thành niên theo quy định của bộ Luật Dân sự năm 2015 đã nêu rõ:

– Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

– Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

4. Bao nhiêu tuổi thì được thành lập công ty?

Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trong khi đó, điểm khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, một trong những trường hợp không có quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp là:

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

Như vậy, cá nhân đủ 18 tuổi sẽ có quyền thành lập và quản lý công ty.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

Đối với trường hợp góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp không giới hạn độ tuổi tham gia. Vì vậy, người thành niên hay người chưa thành niên đều có quyền góp vốn và công ty.

Như vậy, người dưới 18 tuổi không có quyền thành lập, quản lý nhưng lại có quyền góp vốn vào công ty.

Trên đây là những vấn đề về độ tuổi đủ điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0203

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *