- Cơ sở pháp lý:
Nghị định 39/2007/NĐ-CP
- Luật sư tư vấn:
Kinh doanh văn phòng phẩm có cần đăng ký kinh doanh không?
Trường hợp kinh doanh nhỏ nhưng có địa điểm kinh doanh cố định (văn phòng phẩm) nên sẽ không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại điều 2, 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP :
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
- Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Như vậy, trường hợp này của bạn sẽ cần phải đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh theo 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp sau đây:
Về ngành nghề và vốn:
Kinh doanh văn phòng phẩm là ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện cũng như hạn chế nào về vốn. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề này với số vốn bao nhiêu tuỳ thuộc vào năng lực tài chính của bạn.
Về mã ngành nghề kinh doanh:
Mã ngành nghề văn phòng phẩm và thiết bị
46497: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm
Nhóm này gồm:
– Bán buôn sách, truyện, kể cả sách giáo khoa;
– Bán buôn báo, tạp chí, bưu thiếp và các ấn phẩm khác; – Bán buôn văn phòng phẩm.
Loại trừ: Bán buôn tủ, bàn, ghế văn phòng được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).
4761 – 47610: Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng: – Bán lẻ sách, truyện các loại;
– Bán lẻ báo, tạp chí, bưu thiếp, ấn phẩm khác;
– Bán lẻ văn phòng phẩm: bút mực, bút bi, bút chì, giấy, cặp hồ sơ…
Loại trừ: Bán lẻ sách cũ hoặc sách cổ được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hoá khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).
1709 – 17090: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Sản xuất giấy vệ sinh cá nhân và giấy dùng trong gia đình và sản phẩm chèn lót bằng xenlulo như:
+ Giấy vệ sinh.
+ Khăn ăn, giấy ăn, khăn lau,
+ Băng vệ sinh và khăn lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh,
+ Cốc, chén đĩa, khay bằng giấy.
– Sản xuất các đồ dệt chèn lót và sản phẩm chèn lót như: giấy vệ sinh, băng vệ sinh ;
– Sản xuất giấy viết, giấy in;
– Sản xuất giấy in cho máy vi tính;
– Sản xuất giấy tự copy khác;
– Sản xuất giấy nến và giấy than;
– Sản xuất giấy phết hồ sẵn và giấy dính;
– Sản xuất phong bì, bưu thiếp;
– Sản xuất sổ sách, sổ kế toán, bìa rời, album và các đồ dùng văn phòng phẩm tương tự dùng trong giáo dục và thương mại;
– Sản xuất hộp, túi, túi dết, giấy tóm tắt bao gồm sự phân loại đồ dùng văn phòng phẩm bằng giấy;
– Sản xuất giấy dán tường và giấy phủ tường tương tự bao gồm giấy có phủ chất dẻo và giấy dán tường có sợi dệt;
– Sản xuất nhãn hiệu;
– Sản xuất giấy lọc và bìa giấy;
– Sản xuất ống chỉ, suốt chỉ bằng giấy và bìa giấy;
– Sản xuất khay đựng trứng và các sản phẩm đóng gói khác được đúc sẵn; – Sản xuất giấy mới từ giấy phế thải;
– Sản xuất vàng mã các loại.
Loại trừ:
– Sản xuất giấy hoặc bìa giấy với khổ lớn được phân vào nhóm 17010 (Sản xuất bột giấy, giấy và bìa);
– In trên sản phẩm giấy được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
– Sản xuất quân bài được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
– Sản xuất trò chơi và đồ chơi bằng giấy hoặc bìa giấy được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).
Về loại hình đăng ký kinh doanh:
Theo nội dung bạn trình bày, chúng tôi hiểu rằng bạn có ý định tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký kinh doanh theo một trong 3 (ba) loại hình sau:
1. Hộ kinh doanh:
– Đặc điểm: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng kế hoạch – kinh tế quận, huyện) nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh;
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc CMND của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Giấy tờ chứng minh địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng.
– Lệ phí cấp mới: 30.000đ
2. Công ty TNHH 1 thành viên
– Đặc điểm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi Công ty có trụ sở chính.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân làm chủ sở hữu gồm:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp công ty văn phòng phẩm
- Dự thảo Điều lệ Công ty văn phòng phẩm và thiết bị
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành văn phòng phẩm như sau:
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành quy định.
– Lệ phí cấp mới: 200.000đ
3. Doanh nghiệp tư nhân:
– Đặc điểm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
– Thẩm quyền đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;
– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:
Hình thức uỷ quyền | Tài liệu |
Uỷ quyền cho cá nhân | – Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền + Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; + Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. |
Uỷ quyền cho tổ chức | – Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;
– Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục; – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. |
Uỷ quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích | Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp. |
Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích | – Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;
– Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục; – Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. |
– Lệ phí cấp mới: 200.000đ
Trên đây là những vấn đề về mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm có cần cấp giấy phép kinh doanh hay không. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0225