1. Khái niệm nguồn vốn
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.
2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả.
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn do các chủ sở hữu đóng góp tạo nên, đơn vị không phải cam kết trả nợ.
Tùy theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, nhận vốn góp liên doanh, hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành các khoản sau:
1/ Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu
2/ Lợi nhuận chưa phân phối
3/ Các loại quỹ chuyên dùng: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…
* Nợ phải trả: Là số vốn vay, chiếm dụng của tổ chức cá nhân khác mà đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán (đơn vị phải cam kết trả nợ).
Nợ phải trả bao gồm các khoản:
1/ Phải trả người bán
2/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3/ Phải trả người lao động
4/ Phải trả nội bộ
5/ Vay và nợ thuê tài chính
6/ Nhận ký quỹ, ký cược…
7/ Người mua ứng trước tiền hàng
8/ Phải trả phải nộp khác
Trên đây là những vấn đề về nguồn vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0096