1. Quy định về dấu của doanh nghiệp
Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về dấu của doanh nghiệp quy định:
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, sổ lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu. với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”. Quy định này đã góp phần trao toàn quyền cho doanh nghiệp quyết định toàn bộ về con dấu của mình, giúp giảm thiểu các hậu quả phát sinh từ cách thức quản lý dấu từ trước đến nay. Bãi bỏ quy định trên ngoài việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; còn góp phần giảm thiểu tranh chấp nội bộ của doanh nghiệp. Cụ thể, từ trước đến nay nhiều tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp kéo dài và nhiều trường hợp không thể giải quyết dứt điểm do con dấu bị chiếm giữ bởi một bên; dẫn tới, doanh nghiệp không thể làm dấu mới, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính điều này không chỉ ảnh hưởng đến các bên tranh chấp, mà còn gây ngưng trệ hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, việc “lạm dụng” dấu trong nhiều trường hợp làm cho giao dịch kém tính khả thi, do các bên bỏ qua việc nghiên cứu, tìm hiểu năng lực đối tác khi ký hợp đồng, mà chỉ dựa vào việc đóng dấu; lợi dụng dấu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối tác.
2. Kết luận
Trong Luật doanh nghiệp 2020 tóm lại về con dấu của doanh nghiệp có những điểm mới, cụ thể:
Dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp: Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm: Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng: Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp
Điểm mới trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp 2020: Việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Trên đây là những vấn đề về con dấu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0111