Hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế là gì?

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Biên giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.

Theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, thì Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Cũng theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, thì mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế

Cũng như những hợp đồng khác hợp đồng mua bán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt sau:

– Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông thường là có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia, vùng lãnh thổ.

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia).

Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng ở quốc gia nào thì cần phải xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó.

– Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

– Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng Việt Nam.

Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp nhất với điều kiện của hai bên và khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản cũng như quy định pháp luật của mỗi nước. Thông thường, đồng Đô la Mỹ sẽ được sử dụng bởi tính phổ dụng và khả năng thanh khoản, ổn định của nó.

Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế để làm cơ quan giải quyết tranh chấp.

Doanh nghiệp Việt Nam thường có nhiều điểm yếu trong những vấn đề về pháp lý quốc tế, nên chúng tôi khuyến nghị rằng, việc lựa chọn Trung tâm trọng tài nào, cơ quan nào giải quyết tranh chấp … nên được tư vấn và hướng dẫn bởi Luật sư dày dạn trong kinh nghiệm và kỹ năng soạn thảo hợp đồng.

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Các bên có thể lựa chọn luật nội dung của một Quốc Gia mà một trong số các bên có quốc tịch, hoặc có thể lựa chọn pháp luật của một quốc gia thứ ba. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên ở Châu Á và một bên ở Châu Âu hoặc Châu phi thì luật áp dụng thường là luật của Anh.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế có một số tập quán quốc tế và văn bản có tính chất quốc tế có thể điều chỉnh nếu các bên có lựa chọn, như Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).

Trên đây là những vấn đề về hợp đồng buôn bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0135

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *