Thắc mắc về chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

Luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc về trường hợp hai bên gia đình chuyển đổi quyền sử dụng đất nhưng sau đó lại phát sinh tranh chấp.

Từ năm 1994 gia đình em với gia đình chú em (tức là em trai ruột bố em) do ở bản cũ nhiều hộ cùng sinh sống, đất chợt người đông nên gia đình em chuyển xuống vùng dưới cách bản cũ khoảng 2 km, được một thời gian thì bố em bảo gia đình chú em xuống cùng, hai gia đình ở cạnh nhau nhà em ở bên trên đường đi vào bản cũ, và nhà chú em ở bên dưới, nhà em muốn có ao nuôi cá nhưng đất thì ở trên cao nên gia đình em với gia đình chú em nói chuyện, thỏa thuận với nhau là nhà em nhường cho nhà chú em một phần đất để đổi đất chú em làm ao thả cá (khoảng 1000 m2), lúc đó chưa đăng ký bìa đỏ nên 2 gia đình cứ sử dụng đến bây giờ nhưng đến khi được nhà lập cho bìa đỏ thì Phần đất của nhà em để đổi lấy đất nhà chú em để làm ao cá thì nằm trong Bìa đỏ của nhà chú em, hai gia đình sử dụng từ đó đến giờ không hề phát sinh vấn đề gì xảy ra, nhưng mấy thời gian gần đây (tháng 4/2017) nhà chú em có ý muốn lấy lại ao nhà em và cho rằng nó nằm trong bìa đỏ của họ, thỉnh thoảng vợ của chú em hay có lời qua tiếng lại nên em và gia đình  rất lo lắng, vậy nên em kính mong Luật sư giải đáp giúp em, trong trường hợp này em phải làm thế nào? em xin chân thành cảm ơn ạ..!

Trả lời câu hỏi:  

Theo thông tin cung cấp, thời điểm năm 1994 gia đình bạn với chú bạn thực hiện việc đổi đất cho nhau để tiện sử dụng. Việc chuyển đổi đất thời điểm đó, Điều 74 Luật đất đai năm 1993 quy định như sau: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, do nhu cầu sản xuất và đời sống, được chuyển đổi quyền sử dụng đất và phải sử dụng đất đó theo đúng mục đích, thời hạn được giao”.

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 31 Luật đất đai 1993 quy định: “Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại Uỷ ban nhân dân xã; ở đô thị làm tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Như vậy, tại thời điểm năm 1994 pháp luật cho phép việc chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng đất, tuy nhiên, việc chuyển đổi này phải có xác nhận của UBND cấp có thẩm quyền. 

Tuy nhiên, hiện nay các bên đang có tranh chấp về việc đất đã chuyển đổi này. Theo đó, để giải quyết tranh chấp thì sẽ áp dụng các quy định của Luật đất đai 2013 về trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cụ thể, tại các Điều 202 203 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên không tự thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu đến UBND cấp xã để hòa giải tranh chấp, trường hợp hòa giải không thành tại UBND thì có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có đất. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, gia đình bạn và chú bạn đều có quyền cung cấp các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mỗi bên.

  Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0805

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *