Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì? Quản trị và cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

1. Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì?

Khoản 36 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 giải thích: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.

2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là gì?

Khoản 3 Điều 2 Thông tư 99/2020/TT-BTC giải thích: Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.

3. Quản trị và cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

3.1. Điều lệ và nguyên tắc quản trị công ty

Điều 3 Thông tư 99/2020/TT-BTC quy định: Điều lệ công ty quản lý quỹ được xây dựng phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động của công ty và phải có tối thiểu các nội dung theo Điều lệ mẫu quy định tại phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng tham chiếu Điều lệ mẫu áp dụng đối với công ty đại chúng để xây dựng Điều lệ công ty.

Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan về quản trị công ty.

3.2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát

  1. Cơ cấu tổ chức, quyền, nghĩa vụ, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ủy ban kiểm toán, bộ phận kiểm toán nội bộ, Ban điều hành; điều kiện, việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Chủ tịch Ủy ban kiểm toán, thành viên Ủy ban kiểm toán do Điều lệ công ty quy định, phù hợp với quy định của pháp luật về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp và không trái với các quy định tại Thông tư này.
  1. Thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên công ty quản lý quỹ không được là thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban điều hành, người hành nghề quản lý quỹ của một công ty quản lý quỹ khác hoặc thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Ban điều hành, nhân viên tại ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ cho quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà công ty đang quản lý.

3.3. Kiểm toán nội bộ

  1. Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng hoặc quản lý quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty.
  2. Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm:
  3. a) Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, hoạt động quản trị công ty, hoạt động điều hành, phối hợp của từng bộ phận, từng vị trí công tác nhằm ngăn ngừa các xung đột lợi ích, bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
  4. b) Kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ công ty; hệ thống kiểm soát nội bộ; các chính sách, quy trình nội bộ, bao gồm quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, quy trình nghiệp vụ, quy trình và hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống công nghệ thông tin, kế toán, quy trình và hệ thống báo cáo, công bố thông tin, quy trình tiếp nhận và xử lý tố cáo, khiếu kiện từ khách hàng và các quy định nội bộ khác;
  5. c) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính trung thực, mức độ cẩn trọng, tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và quản trị rủi ro;
  6. d) Thực hiện việc kiểm toán hoạt động theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt trước khi triển khai thực hiện. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Kiểm toán nội bộ được thực hiện hằng năm và đột xuất;

– Các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro theo quy định nội bộ của công ty. Các hoạt động, quy trình, bộ phận có mức độ rủi ro cao được tập trung nguồn lực, ưu tiên thực hiện kiểm toán trước và được kiểm toán tối thiểu mỗi năm một lần;

– Kế hoạch kiểm toán định kỳ hằng năm phải được điều chỉnh khi có thay đổi về mức độ rủi ro của các hoạt động, quy trình, bộ phận;

đ) Thực hiện kiểm toán toàn bộ hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty tối thiểu hai năm một lần;

  1. e) Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công ty; theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty phê duyệt.
  2. Hoạt động kiểm toán nội bộ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
  3. a) Độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạt động của bộ phận này độc lập với các bộ phận và hoạt động khác của công ty quản lý quỹ, không chịu sự quản lý của Ban điều hành công ty quản lý quỹ. Nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận khác của công ty quản lý quỹ;
  4. b) Khách quan: kiểm toán nội bộ phải khách quan, công bằng, không định kiến, không tác động, không bị can thiệp khi thực hiện nhiệm vụ của mình;
  5. c) Trung thực: công tác kiểm toán nội bộ phải được thực hiện một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm;
  6. d) Phối hợp: bộ phận kiểm toán nội bộ được toàn quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin, tài liệu của công ty. Thành viên Ban điều hành và toàn bộ nhân viên của công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác toàn bộ thông tin, tài liệu liên quan, theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ phận trong công ty có trách nhiệm thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro hoặc thất thoát lớn về tài sản của công ty hoặc của khách hàng;

đ) Bảo mật: bộ phận kiểm toán nội bộ, nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, ngoại trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

  1. Nhân sự bộ phận kiểm toán nội bộ khi được bổ nhiệm phải đảm bảo:
  2. a) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
  3. b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm được bổ nhiệm;
  4. c) Có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản tại các quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hoặc đã thi đạt chứng chỉ quốc tế về phân tích đầu tư CFA từ bậc II trở lên (Chartered Financial Analyst level II) hoặc CIIA (Certified International Investment Analyst – Final Level); hoặc có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; hoặc có chứng chỉ Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán và chứng chỉ Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  5. Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ phải có tối thiểu một nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do Việt Nam cấp; hoặc các chứng chỉ quốc tế về kế toán, kiểm toán như chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants); hoặc đã có thời gian công tác từ 03 năm trở lên ở bộ phận pháp chế, thanh tra, quản lý, giám sát hoạt động các tổ chức tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán nhà nước.
  6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
  7. a) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của chủ sở hữu về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên bộ phận kiểm toán nội bộ;
  8. b) Hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (đối với nhân viên mới), bản sao hợp lệ các tài liệu đảm bảo nhân viên và cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
  9. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ hằng năm kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo kiểm toán nội bộ phải nêu rõ ý kiến đánh giá, kết luận của bộ phận kiểm toán nội bộ, cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán; ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; các biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm và hoàn thiện.

3.4. Kiểm soát nội bộ

  1. Công ty quản lý quỹ phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban điều hành và ban hành các quy định về kiểm soát nội bộ bao gồm cơ chế, chính sách, quy trình và quy định nội bộ.
  2. Bộ phận kiểm soát nội bộ có trách nhiệm:
  3. a) Giám sát bảo đảm hoạt động của từng vị trí, từng bộ phận và toàn bộ hoạt động công ty tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của công ty;
  4. b) Giám sát việc thực thi trách nhiệm của toàn bộ nhân viên trong công ty đối với các hoạt động được giao, phân cấp, ủy quyền. Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong công ty phải bảo đảm:

– Cơ chế phân cấp, ủy quyền phải rõ ràng, cụ thể, minh bạch, bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong công ty. Quy trình nghiệp vụ phải bảo đảm tách biệt được giữa các chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, bộ phận trong công ty, từ hoạt động phân tích, thẩm định, chấp thuận hoặc phê duyệt hoặc quyết định thực hiện, tổ chức thực hiện, báo cáo và giám sát sau khi đầu tư;

– Một cá nhân không được đảm nhiệm nhiều vị trí mà có thể thực hiện các hoạt động có mục đích, lợi ích mâu thuẫn với nhau hoặc chồng chéo nhau. Nhân sự được bố trí, bảo đảm một cá nhân không thể độc lập, tự mình ra quyết định và thực hiện từ hai hoạt động trở lên trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ mà không cần tham vấn các bộ phận, cá nhân khác;

  1. c) Tham gia xây dựng, giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách, quy chế, quy trình, quy định nội bộ của công ty nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích; giám sát việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp; tổng hợp, lưu trữ, thống kê và giám sát hoạt động kinh doanh của công ty và các giao dịch cá nhân của nhân viên công ty;
  2. d) Tham gia xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện công tác quản trị rủi ro của công ty và cho từng khách hàng ủy thác; kịp thời nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro, thiết lập hạn mức đầu tư và có biện pháp ngăn ngừa, quản lý các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động đầu tư của công ty và của khách hàng ủy thác;

đ) Giám sát bảo đảm giá trị tài sản ròng của danh mục ủy thác, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được định giá phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ; tài sản và các nguồn lực của công ty được quản lý an toàn, hiệu quả; tài sản khách hàng ủy thác được quản lý tách biệt, độc lập; báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động, báo cáo về các chỉ tiêu an toàn tài chính và các báo cáo khác của công ty được lập trung thực, chính xác, kịp thời, cập nhật đầy đủ theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giám sát, bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và quản lý trung thực, đầy đủ, kịp thời và chính xác; có hệ thống thông tin dự phòng để kịp thời xử lý những sự cố phát sinh như thiên tai, cháy, nổ, bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của công ty;
  2. g) Đề xuất phương án giải quyết, xử lý tranh chấp, xung đột lợi ích, khiếu kiện từ khách hàng, đối tác; các phương án dự phòng khắc phục hậu quả khi sự cố xảy ra;
  3. h) Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ trong trường hợp công ty quản lý quỹ không phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
  4. Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ phải đảm bảo các quy định sau:
  5. a) Đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
  6. b) Có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 02 năm tại các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của các công ty quản lý quỹ hoặc công ty chứng khoán hoặc tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức kiểm toán hoặc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán nhà nước;
  7. c) Không phải là người có liên quan của thành viên Ban điều hành và không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép.
  8. Cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ phải có tối thiểu:
  9. a) Một nhân viên kiểm soát tuân thủ có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành luật và có kinh nghiệm làm việc về luật ít nhất là 01 năm;
  10. b) Một nhân viên có các chứng chỉ về kế toán, kiểm toán quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc về kế toán hoặc kiểm toán ít nhất là 01 năm;
  11. c) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ phải đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
  12. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên kiểm soát nội bộ, công ty quản lý quỹ thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
  13. a) Quyết định của Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi nhân viên kiểm soát nội bộ;
  14. b) Danh sách kèm theo hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (đối với nhân viên mới); bản sao hợp lệ các tài liệu khác đảm bảo nhân viên và cơ cấu nhân sự của bộ phận kiểm soát nội bộ đáp ứng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
  15. Công ty quản lý quỹ phải gửi báo cáo kiểm soát nội bộ hằng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Báo cáo phải chỉ rõ các rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của công ty, hoạt động quản lý tài sản ủy thác và các hoạt động kiểm tra, giám sát ở từng đơn vị, từng bộ phận, từng hoạt động nghiệp vụ được cấp phép.

3.5. Ban điều hành, nhân viên của công ty quản lý quỹ

  1. Công ty quản lý quỹ phải bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán (nếu có) đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 75 Luật chứng khoán.
  2. Ngoài Tổng giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), công ty quản lý quỹ phải bảo đảm luôn có tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ trong quá trình hoạt động.
  3. Công ty quản lý quỹ phải bố trí người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tại các vị trí sau:
  4. a) Người điều hành quỹ; trưởng, phó trưởng các bộ phận nghiệp vụ về phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư; nhân viên trực tiếp thực hiện phân tích đầu tư, thẩm định đầu tư, quyết định đầu tư phải có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ;
  5. b) Trưởng, phó trưởng bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán, nhân viên trực tiếp tư vấn đầu tư chứng khoán; trưởng, phó trưởng bộ phận thực hiện đầu tư, nhân viên trực tiếp thực hiện đầu tư cho khách hàng ủy thác phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp.
  6. Công ty quản lý quỹ phải miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ trong thời hạn 07 ngày làm việc khi các cá nhân này vi phạm quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 98 Luật chứng khoán hoặc thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay đổi Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thay đổi người điều hành quỹ, công ty quản lý quỹ phải thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và gửi kèm các tài liệu sau:
  8. a) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ;
  9. b) Danh sách Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 99; bản sao hợp lệ các tài liệu bảo đảm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, người điều hành quỹ mới đáp ứng quy định của pháp luật về chứng khoán.

3.6. Văn phòng đại diện

  1. Tên văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ phải bao gồm tên công ty quản lý quỹ kèm theo cụm từ “văn phòng đại diện” và tuân thủ quy định về tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  2. Văn phòng đại diện trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
  4. b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật;
  5. c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập văn phòng đại diện.
  6. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc bị thu hồi quyết định thành lập văn phòng đại diện, công ty quản lý quỹ tiến hành đóng cửa văn phòng đại diện và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3.7. Chi nhánh

  1. Tên chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ phải bao gồm tên công ty quản lý quỹ kèm theo cụm từ “chi nhánh” và tuân thủ quy định về tên chi nhánh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  2. Chi nhánh trong nước của công ty quản lý quỹ bị thu hồi quyết định thành lập trong các trường hợp sau:
  3. a) Công ty quản lý quỹ bị giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
  4. b) Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh có thông tin sai sự thật;
  5. c) Hoạt động sai mục đích, không đúng với nội dung quyết định thành lập chi nhánh;
  6. d) Không đáp ứng các điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép sau thời hạn khắc phục tối đa là 03 tháng kể từ ngày không đáp ứng các điều kiện;

đ) Không hoạt động trong vòng 03 tháng kể từ ngày được cấp quyết định thành lập chi nhánh.

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc bị thu hồi quyết định thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ tiến hành đóng cửa chi nhánh và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Trên đây là những vấn đề về Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản trị và cơ cấu tổ chức của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để được nhận sự hỗ trợ.

DN0271

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *