1. Điều kiện để doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi mô hình thành công ty Cổ phần
Theo quy định của Luật doanh nghiệp trước đây thì doanh nghiệp tư nhân không thể chuyển trực tiếp thành Công ty cổ phần được. Trường hợp doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi sang Công ty cổ phần thì bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi sang Công ty trách nhiệm hữu hạn trước, sau đó mới thực hiện chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 Luật doanh nghiệp trước đây.
Tuy nhiên, từ 01/01/2021 Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 205 Luật doanh nghiệp 2021.
“Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
- b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân”.
Doanh nghiệp được chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty Cổ phần
Các phương thức chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty Cổ phần
Theo Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
3, Trình tự, thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty Cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty Cổ phần
Hồ sơ chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty cổ phần gồm các giấy tờ sau
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên công ty
– Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức là thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
– Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn
– Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
– Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho vốn của doanh nghiệp tư nhân; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, trong thời hạn 03 đến 05 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Chuẩn bị đủ các giấy tờ nêu trên người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Sau khi nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và xử lí hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì Phòng đăng ký kinh doanh phải gửi văn bản thông báo và hướng dẫn cho người nộp để tiến hành bổ sung, hoàn thiện.
Bước 3: Nhận kết quả
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ gửi thông báo cho người nộp hồ sơ để nhận kết quả. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do
+ Người nộp hồ sơ mang theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến Sở kế hoạch và đầu tư để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ liên quan (nếu có)
3. Khái quát về doanh nghiệp tư nhân theo quy định mới nhất hiện nay
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) do một cá nhân đứng ra thành lập và làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, ưu điểm của hình thức kinh doanh này là Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó tổ chức việc quản lý tương đối đơn giản, không có rủi ro xảy ra các khó khăn vì có ý kiến khác nhau giữa các thành viên như đối với Công ty TNHH hay Công ty cổ phần. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).
Nhưng trở ngại lớn nhất của loại hình kinh doanh này là Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân trên toàn bộ tài sản của mình về các khoản nỢ của doanh nghiệp. Do đỏ, nếu làm ăn thua lỗ thì không những cá nhân Chủ doanh nghiệp mà cả gia đình vợ con họ có thể lâm vào tình trạng khốn khó; Điều này chứng tỏ tại sao các Chủ DNTN thường không dám đầu tư lớn vào công cuộc kinh doanh, không có các quyết định táo bạo trong sản xuất. Thực tế DNTN phần lớn là các tổ chức kinh tế cỡ nhỏ không đem lại nhiều lợi lộc cho nền kinh tế quốc dân.
Luật Doanh nghiệp cho phép cá nhân được thành lập Công ty TNHH một thành viên nên việc thành lập DNTN không còn nhiều lợi ích như trước đây: một cá nhân có thể đứng ra thành lập một Công ty TNHH một thành viên, họ có toàn quyền điều hành công ty theo ý muốn trong khi trách nhiệm về tài sản của họ đối với hoạt động của công ty chỉ giới hạn trong số vốn góp vào công ty. Rồi đây dạng Công ty TNHH một thành viên sẽ phát triển và dành vị trí của DNTN hiện nay.
Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó: cho phép một cá nhân thành lập công ty của riêng mình tức là phá vỡ bản chất hợp đồng của công ty; thành lập công ty không cần phải có sự thoả thuận của ít nhất hai ý chí, mà có thể do hành vi đơn phương của một cá nhân. Sự hùn hiệp giữa nhiều người không còn là yếu tố’ cơ bản của công ty; lý thuyết theo đó pháp nhân là một thực tế không còn phù hợp nữa, pháp nhân chỉ còn là một kỹ thuật pháp lý thuần túy.
Trên đây là những vấn đề về Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để được nhận sự hỗ trợ.
DN0273