Thủ tục phân chia di sản thừa kế là nhà khi có người đang ở nước ngoài
Thứ nhất để có thể phân chia di sản thừa kế thì chúng ta cần biết thời điểm mở thừa kế là khi nào, thời hiệu thừa kế còn hay không, có hay không có di chúc hợp pháp, di sản thừa kế là gì và những người thừa kế gồm những ai. Đây là những yếu tố bắt buộc, tiên quyết trước khi tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp của bạn nêu ở trên, chúng tôi xin xác nhận thông tin thời điểm mở thừa kế là vào năm 2020, tính đến nay là được 02 năm, do vậy vẫn còn thời hiệu chia thừa kế trong trường hợp này. Di sản thừa kế ở đây chỉ có một thửa đất và một căn nhà được xây trên đất đó, không có di chúc. Bạn, anh trai bạn và chị gái ở bên Mỹ đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành. Và hiện giờ bạn và gia đình đang có nhu cầu muốn để lại toàn bộ phần tài sản này cho bạn. a
Thứ hai giải quyết về thủ tục chia di sản thừa kế. Trong trường hợp của bạn, chị bạn đang du học ở bên Mỹ. Bạn không đề cập rõ chị bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam hay chưa nên trong trường hợp này, thông thường chúng tôi sẽ xác nhận là chị bạn chưa thôi quốc tịch Việt Nam và thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chứ không phải là người nước ngoài. Tuy nhiên thì khi chia thừa kế ở đây vẫn sẽ theo trường hợp chia thừa kế có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, thừa kế trong trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết và việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản sẽ được xác định theo pháp luật nơi có bất động sản đó. Do vậy trong trường hợp của bạn, việc chia thừa kế di sản của bố bạn để lại là căn nhà và mảnh đất vẫn sẽ áp dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó vì di sản thừa kế là bất động sản nên việc tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế cần phải có công chứng phần văn bản thỏa thuận phân chia di sản (điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013). Và để lập được văn bản thỏa thuận phân chia di sản này thì cần phải có sự họp mặt của những đồng thừa kế, tuy nhiên chị bạn lại đang ở nước ngoài nên thủ tục có phần khác so với chia thừa kế trong trường hợp các đồng thừa kế đều ở Việt Nam. Cụ thể trình tự sẽ được thực hiện như sau:
Thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền. Với cách thức này, chị bạn sẽ tiến hành làm hợp đồng ủy quyền cho bạn hoặc anh trai bạn thay mình tiến hành thủ tục thỏa thuận phân chia di sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 thì Hợp đồng ủy quyền này sẽ phải được công chứng và trong trường hợp chị bạn và bạn hoặc anh trai bạn được ủy quyền không thể có mặt tại cùng một địa điểm để công chứng được thì chị bạn lúc này sẽ phải đến Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở Mỹ để công chứng hợp đồng này theo quy định tại Điều 77 Luật Công chứng năm 2014. Sau đó gửi hợp đồng về bên Việt Nam và người được ủy quyền sẽ tiến hành công chứng tiếp hợp đồng này tại Văn phòng công chứng nơi người được ủy quyền cư trú.
Như vậy thì bạn và anh trai có thể tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế của bố bạn theo trình tự thông thường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất và nhà hoặc đến Văn phòng công chứng nơi có đất và nhà để thực hiện.
Người nước ngoài có được đứng tên di sản thừa kế là nhà ở Việt Nam không?
Người nước ngoài theo quy định của Luật quốc tịch năm 2008 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì là những người có quốc tịch nước ngoài, không mang quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Tuy nhiên theo pháp luật thừa kế tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì người nước ngoài vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế là nhà ở tại Việt Nam. Nhưng cần lưu ý, Luật đất đai năm 2013 tại Điều 86 quy định rõ về trường hợp nhận thừa kế là nhà của người nước ngoài và Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo đó người nước ngoài sẽ chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở thương mại : Căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, Còn nếu di sản thừa kế là đất và nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì người nước ngoài sẽ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (tức là được quy thành tiền để nhận).
Người Việt Nam ở nước ngoài có được từ chối nhận di sản thừa kế không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 được hiểu là cộng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Tức là họ vẫn sẽ mang quốc tịch của Việt Nam. Vì vậy khi vẫn còn là công dân Việt Nam thì họ hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế cũng như từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định về pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Tuy nhiên thủ tục để từ chối nhận di sản thừa kế lúc này sẽ được người Việt Nam đang ở nước ngoài thực hiện công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng thực (gọi chung là cơ quan đại diện)
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0039