Có được xây nhà trên đất trồng cây lâu năm? Và xử lý thế nào?

Nhiều trường hợp đất thuộc loại đất trồng cây lâu năm nhưng chủ đất không nắm rõ quy định vẫn xây dựng trên phần đất này. Vậy hành vi xây dựng nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không ? Làm thế nào để được cấp phép xây dựng đúng quy định pháp luật ?

Đất trồng cây lâu năm là gì ?

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đất trồng cây lâu năm được liệt kê vào loại đất nông nghiệp, dùng cho mục đích trồng trọt, sản xuất hoặc trồng trọt nhằm phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu,…

Trên thực tế, dựa theo tên gọi, đất trồng cây lâu năm được hiểu là phần diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm khác kể cả trong và ngoài khu vực dân cư sinh sống; các loại cây thường được sử dùng trồng trên đất trồng cây lâu năm thường là loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm mới được thu hoạch sản phẩm và đất vườn ươm cây giống nông nghiệp lâu năm. Các loại cây trồng phổ biến được trồng tại Việt Nam trên đất trồng cây lâu năm như: Cây cao su, cây điều, cây hồ tiêu, cây chè, cây macca,… hoặc các loại cây trồng với mục đích ăn quả như: cây bưởi, cây cam, cây nhãn, cây sầu riêng,… các loại cây dược liệu khai thác sử dụng lâu dài như: cây hồi, cây quế, cây sâm,… các loại cây phát triển cần thời gian lâu năm để khai thác công nghiệp nhằm mục đích lấy gỗ, hoặc các loại cây trồng đến một độ lớn nhất định đưa vào làm đẹp cảnh quan đô thị như: cây xoan, cây hoa sữa, cây hoa ban, cây bằng lăng,… 

Có được xây dựng nhà ở hoặc xây dựng trên đất trồng cây lâu năm hay không ? 

Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định một số thông tin về xây dựng nhà ở và loại đất như sau:

– Theo Điều 10 quy định về loại đất :

  •  Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp;
  •  Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sử dụng để xây dựng trụ sở,… thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;

– Quy định về Nguyên tắc sử dụng đất tại Điều 6 :

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấy và đúng mục đích sử dụng đất;
  • Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và những văn bản pháp luật liên quan.

– Ngoài ra, Điều 12 Luật này cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đất đai, cụ thể đối với trường hợp này quy định: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, nghĩa là việc không thể xây dựng nhà ở hoặc thực hiện công trình trên đất trong trường hợp đất này thuộc quỹ đất nông nghiệp mà nhà nước quy định.

Như vậy, với trường hợp đất quy định mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất không được phép xây dựng nhà ở hoặc thực hiện xây dựng công trình trên phần đất này mà chưa được pháp luật cho phép. 

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị cưỡng chế không ?

Đồng nghĩa với những phân tích mà Luật HANILAF đưa ra ở trên, khi chủ thể có đất thuộc loại đất trồng cây lâu năm nhưng cố tình xây dựng công trình nhà ở hoặc công trình kiên cố trên đất thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc chủ thể xây dựng trái phép khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai  về Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:

Về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quy định tại Khoản 2, Điều 11: Như vậy, tùy thuộc vào diện tích đất cũng như diện tích của công trình mà chủ thể thực hiện xây dựng sai phạm trên đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản xử phạt hành chính phù hợp, mức phạt thấp nhất là từ 03 triệu đồng và cao nhất là lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, chủ thể còn phải khắc phục lại tình trạng của đất theo Khoản 4 điều này như sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định pháp luật;

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị cưỡng chế không ? Câu trả lời là sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật. Ngoài việc bị cưỡng chế phá dỡ để trả lại tình trạng ban đầu của đất cũng như xử phạt hành chính đối với hành vi xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích đối với đất đai.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0925

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *