Quy định về quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là gì?
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Quy hoạch xây dựng có vai trò cực kỳ quan trọng, bằng việc tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, quy hoạch xây dựng là cơ sở để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, đất đai, nhân lực, các điều kiện kinh tế, xã hội để phát huy tối đa sự phát triển. Bên cạnh đó, quy hoạch xây dựng còn nhằm thu hút đầu tư, làm nền tảng cho phát triển bền vững. Đồng thời, quy hoạch xây dựng giúp cho ổn định đời sống dân cư, tạo lập môi trường sống vững chắc cho họ, từ đó, huy động sức người để bảo vệ các di tích, môi trường, cảnh quan và duy trì bản sắc dân tộc.
Các loại quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng vùng
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì vấn đề quy định thì vấn đề quy định và nêu ra các định nghĩa và khái niệm về quy hoạch xây dựng vùng là điều rất cần thiết để giúp tất cả chúng ta có thể hiểu hết được về những nội dung có liên quan đến vấn đề quy hoạch xây dựng vùng này. Chính vì thế mà dựa trên quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014 cũng đã có định nghĩa về quy hoạch xây dựng vùng là: “Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.”
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc quy hoạch xây dựng vùng mà nhà làm luật nước ta đã lần đầu tiên đưa việc quy định về quy hoạch xây dựng vùng vào trong pháp luật nước ta hiện hành. Và chính xác là việc “quy hoạch xây dựng vùng” chính thức được luật hóa tại Luật Xây dựng năm 2003 với định nghĩa khái niệm quy hoạch xây dựng vùng là: “Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một tỉnh hoặc liên tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.”
Song do có sự bất cập trong từ ngữ cũng như quản lý hoạt động quy hoạch xây dựng vùng mà Luật Xây dựng năm 2003 đã đưa ra trước đó thì đến Luật Xây dựng 2014 các nhà làm luật đã quyết định thay cụm “một tỉnh hoặc liên tỉnh” và được điều chỉnh thành cụm từ “một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện” để bổ sung loại hình quy hoạch xây dựng của hệ thống pháp luật xây dựng của nước ta và được duy trì đến bây giờ.
Đồng thời, để bổ sung và làm rõ hơn các quy định về quy hoạch xây dựng vùng mà Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định trước đó thì tại Luật Quy hoạch, do đã loại bỏ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, cụm từ “Quy hoạch xây dựng vùng” được thay thế bằng cụm từ “Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện”. Như vậy các điều chỉnh Luật đã làm thay đổi nội hàm “quy hoạch xây dựng vùng” từ trọng tâm dành cho vùng tỉnh trở lên thành chỉ còn dành cho vùng liên huyện, vùng huyện.
Chính vì vậy mà theo như Luật Quy hoạch, phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện đã và đang được xác định là một trong những nội dung của quy hoạch tỉnh, nội dung này đã được cụ thể hơn trong Nghị định số 37/2019/NĐ-CP. Quy định hướng dẫn chủ yếu hiện nay đang được sử dụng để lập quy hoạch xây dựng vùng là Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến thức, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị là một quy trình chính trị và kỹ thuật tập trung vào việc phát triển và thiết kế sử dụng đất và môi trường xây dựng, bao gồm không khí, nước và cơ sở hạ tầng đi qua, vào và ra khỏi các khu vực đô thị, chẳng hạn như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và mạng lưới phân phối và khả năng tiếp cận của chúng.
Theo truyền thống, quy hoạch đô thị tuân theo cách tiếp cận từ trên xuống trong quy hoạch tổng thể về bố cục vật chất của các khu định cư của con người. Mối quan tâm hàng đầu là phúc lợi công cộng, bao gồm các cân nhắc về hiệu quả, vệ sinh, bảo vệ và sử dụng môi trường, cũng như tác động của các quy hoạch tổng thể đối với các hoạt động kinh tế và xã hội.
Theo thời gian, quy hoạch đô thị đã tập trung vào các mấu chốt của xã hội và môi trường, tập trung vào quy hoạch như một công cụ để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của người dân trong khi duy trì các tiêu chí chuẩn bền vững. Phát triển bền vững đã được thêm vào như một trong những mục tiêu chính của tất cả các nỗ lực lập kế hoạch vào cuối thế kỷ 20 khi các tác động bất lợi về kinh tế và môi trường của các mô hình quy hoạch trước đây đã trở nên rõ ràng.
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
Quy hoạch là công cụ giúp các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công dân đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.
Khi tiến hành phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù thì phải tiến hành theo quy định tại Điều 27 Luật xây dựng năm 2020.
Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
Thứ nhất, yêu cầu về diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch của phân khu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực quy hoạch.
Thứ hai, lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo.
Thứ ba, những yêu cầu khác đối với từng khu vực quy hoạch.
Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù gồm:
Thứ nhất, nội dung đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đối với từng lô đất; bố trí hệ thống công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn khu chức năng đặc thù; đánh giá môi trường chiến lược.
Thứ hai, bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được thể hiện theo tỷ lệ 1/2.000.
Thứ ba, thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được xác định trên cơ sở thời hạn quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển của khu năng đặc thù.
Thứ tư, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù được phê duyệt là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù và lập quy hoạch chi tiết xây dựng.
Quy hoạch xây dựng nông thôn
Căn cứ vào Khoản 33 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 đưa ra định nghĩa sau: Quy hoạch xây dựng nông thôn được hiểu là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thân.
Ngày 01/01/2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có hiệu lực quy định thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng nông thôn” được thay thế bằng cụm từ “quy hoạch nông thôn.”
Căn cứ Điểm a Khoản 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có quan đến quy hoạch 2018 cụ thể:
- a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng nông thôn” bằng cụm từ “quy hoạch nông thôn” tại khoản 33 Điều 3, tên Mục 4 Chương II và Điều 29;
Như vậy, về bản chất thì quy hoạch nông thôn thực chất chính là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng dựng điểm dân cư nông thôn.
– Các khu vực dân cư nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị thì thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tại Nghị định này.
– Các điểm dân cư nông thân, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
– Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn cần đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ lập quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng được lập dựa trên 5 căn cứ cơ bản được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 13 Luật Xây dựng, cụ thể:
Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển.
Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất trong 5 căn cứ lập quy hoạch xã hội. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển là những mục tiêu và định hướng dài hạn và cách thức thực hiện được các mục tiêu đó. Như đã nói, quy hoạch xây dựng có vai trò cực kỳ quan trọng, vì vậy, quy hoạch xây dựng phải dựa trên chiến lược phát triển, gắn chặt với chiến lược phát triển, để tránh làm sai lệch, gây ảnh hưởng khó lòng có thể thay đổi nếu đã hoàn thành.
Thứ hai, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch cấp quốc gia bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia (Khoản 1, Điều 5, Luật Quy hoạch 2017).
Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh (Khoản 7, Điều 3, Luật Quy hoạch 2017).
Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (Khoản 8, Điều 3, Luật Quy hoạch 2017).
Có thể thấy, mối quan hệ giữa các quy hoạch là cực kỳ chặt chẽ để tại nên một quy hoạch thống nhất, không thể tách rời. Căn cứ này đòi hỏi khi lập quy hoạch xây dựng, “người lập” phải tìm hiểu và thực sự chú ý đến quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, để tránh tình trạng mâu thuẫn với các loại quy hoạch này.
Thứ ba, quy hoạch thời kỳ trước.
Quy hoạch ở thời kỳ trước ở đây được hiểu là phải là quy hoạch tại cùng “vị trí”, ví dụ lập quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội năm 2021 thì phải xem xét quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội vào năm 2010. Việc dựa vào quy hoạch thời kỳ trước là để khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm trong quy hoạch, vừa tiết kiệm thời gian lại vừa mang lại hiệu quả.
Thứ tư, quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan.
Đây cũng là yêu cầu phải đảm bảo về nội dung quy hoạch. Việc dựa vào quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn khác có liên quan nhằm cho ra đời một “bản quy hoạch xây dựng” có tiềm năng, hợp lý, hiệu quả và được chứng minh qua các thông số cụ thể chứ không phải thực hiện theo cảm tính của người lập.
Thứ năm, bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
Căn cứ này là căn cứ quan trọng, nhằm tác động tới việc lập quy hoạch xây dựng phù hợp với tình trạng kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương, làm thế nào để quy hoạch xây dựng phải phát huy được vai trò vốn có của nó, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, đời sống nhân dân và môi trường, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
Trình tự và hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch
Trình tự cấp giấy phép quy hoạch
- Căn cứ nhu cầu cụ thể, chủ thể đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo các trường hợp quy định tại Điều 35 của Nghị định này gửi tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của khu chức năng đặc thù, Quỷ định quản lý theo quy hoạch chung xây dựng, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch hợp lệ.
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 35 của Nghị định này, trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư có liên quan về nội dung cấp phép. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
- Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư
- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0018