Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để ghi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của giấy chứng nhận. Theo đó, chúng ta hiểu đơn giản sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy tờ chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành mẫu giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Khoản 16 điều 3 Luật Đất Đai 2013 quy định:
” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Sổ đỏ gồm nhưng thông tin gì?
Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất xác định nội dung gồm:
+ Trang 1 thể hiện Quốc hiêu, quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ tài nguyên và môi trường;
+ Trang 2 thể hiện muc “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, gồm nhưng thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vảo sổ cấp giấy chứng nhận;
+ Trang 3 thể hiện mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục ” IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận “;
+ Trang 4 thể hiện tiếp nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận” nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã vạch.
Sơ đồ thửa đất trên sổ đỏ gồm những thông tin gì?
Theo điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định:
“1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
- a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Nam -Bắc;
– Chỉ giới, mốc quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lanh bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác nhau có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
- b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
– Cấp giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
– Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ ” Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT.”
Theo đó, thì trên sơ đồ của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thể hiện số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam và chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình,… trừ hai trường hợp không thể hiện là cấp một giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp; đất xây dựng công trình theo tuyến.
Tại sao sổ đỏ không thể hiện đường đi?
Trường hợp 1: Phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Điểm b khoản 1 điều 12 thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì đất xây dựng công trình theo tuyến thuộc trường hợp không thể hiện sơ đồ.
Như vậy, nếu phần đường đi thuộc tài sản của nhà nước để phục vụ việc làm lối đi thì sẽ không thể hiện trên sơ đồ của sổ đỏ và bạn sử dụng bình thường nhưng không thuộc sở hữu của bạn, mà đây thuộc sở hữu của nhà nước.
Trường hợp 2: Do một số nguyên nhân như: sổ cũ chư cập nhật, tách thửa,…
Đường đi không thuộc tài sản nhà nước và thuộc quyền sử dụng của bạn nhưng do một số nguyên nhân như: Sổ cũ chưa cập nhật, tách thửa,… cũng dẫn đến đường đi không được thể hiện trên sổ đỏ.
Lúc này, bạn muốn bổ sung phần diện tích đường đi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 95 Luật Đất Đai năm 2013 như sau:
” Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thể hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
- Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đưng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
[…] 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
[…] c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
[…]5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào sổ đại chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của chính phủ.
[…]7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chinh.”
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0068