Trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm có bị phạt không?

Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm là gì?

Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm được quy định như sau:

– Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.

+ Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

+ Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

+ Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh tưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, bao gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…..;

+ Cây ăn quả lâu năm: là cây lâu băn cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,….;

+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,….

+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tại cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,….); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xem lẫn cây lâu năm và cây hàng năm. 

Trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm có bị phạt không?

Căn cứ pháp lý

– Luật đất đai 2013;

– Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành. 

Giải quyết vấn đề

Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất:

Khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất: Luật đất đai 2013 không đưa ra một khái niệm cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất, từ những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất có thể hiểu: Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép:

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm:

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; 

– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. 

Trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm có bị xử lý không?

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác;

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm là trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, nên người sử dụng đất có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm thì cũng không bị xử lý đối với hành vi này.

Tuy nhiên, để việc sử dụng đất là hợp pháp thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn phải làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện như sau:

Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Người sử dụng đất sẽ nộp hồ sở tại Văn phòng đăng ký đất đai địa phương nơi có đất. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Chuyển đất trồng cây lâu năm thành đất trồng cây hằng năm

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định như sau:

  1. Các trường hợp chuyển mục sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
  2. a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  3. b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu 
  4. c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
  5. d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Như vậy, dựa vào quy định trên thì chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm thành đất trồng cây hàng năm thì thuộc trường hợp không phải xin phép, nhưng phải đăng ký biến động.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

📞📞📞 Gọi ngay tới số 🔥🔥hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0073

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *