Tư vấn thắc mắc về Chuyển nhượng đất có sổ đỏ

Câu hỏi: Luật sư gia đình tôi định bán đất ruộng và đã làm giấy tờ đặt cọc 50 triệu với bên A, tất cả người trong hộ khẩu điều ký tên. Đến khi ra xã làm giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A thì em gái tôi đi xa không còn ở địa phương và cũng không liên lạc được thì tôi và mẹ tôi có quyền ký tên sang nhượng cho bên A không cần đến em gái tôi được không hay phải có chữ ký của em gái tôi. Nhờ luật sư giải đáp giùm tôi.

Trả lời: Tại Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” 

Như vậy, có thể thấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với diện tích đất. Với trường hợp của gia đình bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ do đó để xác định có cần chữ ký của người em hay không chúng tôi chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình sử dụng đất và tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất em gái bạn có tên trong sổ hộ khẩu, được xác định là người có quyền sử dụng đất thì khi muốn bán mảnh đất này phải có sự đồng ý của em bạn. Nếu em bạn không thể về để ký được các giấy tờ và cũng không có giấy ủy quyền cho người khác thay mình ký các giấy tờ thì gia đình bạn chưa thể làm thủ tục sang tên toàn bộ diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

 Trường hợp thứ hai, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này chỉ đứng tên bố mẹ bạn không liên quan đến các người con và hiện tại cả bố và mẹ đều còn sống thì việc bán mảnh đất này chỉ cần có chữ ký của bố mẹ bạn mà không cần thiết phải có chữ ký của các người con. 

Trường hợp thứ ba, nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ bạn và hiện tại bố (hoặc mẹ bạn) đã mất và khi mất không để lại di chúc thì phần tài sản thuộc sở hữu của người mất sẽ được phân chia theo quy định về thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người mất bao gồm bố, mẹ, vợ,chồng và các con của người mất. Trong trường hợp này, em gái của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn, do đó, khi bán mảnh đất nếu không có sự đồng ý của em gái bạn thì những người thừa kế khác chưa thể tự làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất này.

 Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0893

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *