Vi phạm quản lý đất đai là gì? Hình thức xử lý vi phạm quản lý đất đai

Quản lý đất đai và vi phạm quản lý đất đai 

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. Ở nước ta, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà Nước và trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

 

Nội dung trong quản lý Nhà nước về đất đai

Tại Điều 22 Luật đất đai 2013 có quy định về nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể như sau: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó, xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đát, điều tra xây dựng giá đất. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quản lý việc việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Đăng ký đất đai, lập, và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thống kê kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai, quản lý tài chính và giá đất. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra giám sát theo dõi đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

 

Vi phạm quản lý đất đai

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là các quy tắc hành vi hay còn gọi là tiêu chuẩn của hành vi con người. Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm sát của chủ thể, mà chủ thể ý thức được và chủ động thực hiện nó. Những hoạt động của con người không thể coi là hành vi, nếu con người hành động trong trạng thái vô thức. 

+ Trong hoạt động của mỗi người thường có rất nhiều hành vi khác nhau được thể hiện bằng những phương thức khác nhau trong quá trình sản xuất, trao đối, sinh hoạt hàng ngày sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Song tùy theo tính chất, đặc điểm và những lĩnh vực thể hiện của hành vi con người mà xã hội đặt ra những tiêu chuẩn, những công cụ điều chỉnh chúng khác nhau. Những hành vi nào của con người được pháp luật quy định, điều chỉnh thì được gọi là hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật gắn liền với các quy định của pháp luật, những hành vi không được pháp luật quy định, điều chỉnh, hành vi pháp luật cấm thì nằm ngoài phạm vi quy định của pháp luật có thể hiểu là hành vi vi phạm pháp luật.

 

Xử lý kỷ luật trong vi phạm quản lý đất đai 

Được quy định trong Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức, cụ thể như sau:

+ Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức: Áp dụng đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

+ Các hình thức kỷ luật đối với viên chức: Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Áp dụng đối với viên chức quản lý: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. Ngoài ra còn có thể bị ahnh chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong một số trường hợp cụ thể.

 

Vi phạm hình sự trong quản lý đất đai

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 

+ Khách thể: Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai

+ Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi lợi dụng hoặc hành vi làm chức vụ quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. 

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng cho phép chuyển mục đích sử dụng đất  đai trái pháp luật. Lạm dụng chức vụ quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi , cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật

Nhà nước giao quyền sử dụng đất là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tất cả các hành vi giao đất trái pháp luật, thu hồi đất trái pháp luật, cho thuê đất trái pháp luật, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả vi phạm quy định quản lý đất đai thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định quản lý đất đai đối với đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng họ, rừng sản xuất, có diện tích từ 10.000 m2 đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 m2 trở lên. Đất có giá trị quyền dụng đát được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng trở lên với đất phi nông nghiệp. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. 

+ Chủ thể: chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biết. Chỉ những người có chức vụ , quyền hạn trong việc quản lý đất đai mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

+ Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình là do lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của Nhà Nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, chủ yếu vì động có vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. 

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật TNHH Hanilaf. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách khi muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hình thức chuyển quyền sử dụng đất và một số điều cần lưu ý.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Qúy khách hàng!.

DD1814.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *