Untitled

1. Di chúc có hiệu lực khi nào?

Nhiều người nhầm tưởng rằng sau khi người để lại di sản lập di chúc thì di chúc đó sẽ có hiệu lực luôn, nghĩa là có thể thực hiện ý chí của người để lại di sản luôn. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 643, BLDS 2015 quy định thì:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế ở đây hiểu một cách đơn giản nhất là từ sau khi người để lại di sản chết, nói cách khác di chúc có hiệu lực khi người để lại di sản chết, còn khi họ đang sống thì di chúc vẫn chưa có hiệu lực.

Cần lưu ý rằng, di chúc có thể không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong một số trường hợp như:

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Hiểu rằng người chết trước hoặc chết cùng thời điểm đó sẽ không được hưởng di sản theo di chúc, vì vậy phần di chúc có liên quan đến người này sẽ không có hiệu lực – gọi là di chúc vô hiệu một phần, còn nếu chỉ có duy nhất một người được hưởng theo di chúc thì chúc này không có hiệu lực toàn bộ.

Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nghĩa là trong di chúc nếu để lại di sản cho một cơ quan, tổ chức nhưng khi người để lại di sản chết thì cơ quan, tổ chức này lại bị phá sản hoặc giải thể không còn tồn tại nữa thì di chúc sẽ bị vô hiệu toàn phần và tương tự như trên nếu có nhiều cơ quan, tổ chức mà chỉ 1 cơ quan không còn tồn tại thì di chúc chỉ bị vô hiệu một phần.

2.  Thủ tục thừa kế đất đai có di chúc:

Người được thừa kế đất đai có di chúc cần làm hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại các cơ quan có thẩm quyền công chứng nơi có đất. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế phải bao gồm: Di chúc, phiếu yêu cầu công chứng, giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người thừa kế.

Việc khai nhận di sản thừa kế phải niêm yết 15 ngày, sau khi khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế nộp hồ sơ để làm thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện khai nhận di sản thừa kế đất đai theo di chúc, những người thừa kế và cơ quan thực hiện thủ tục cần xác định đầy đủ những người thừa kế không phụ thuộc di chúc để tránh tranh chấp sau này.

3. Thừa kế đất đai không có di chúc:

3.1. Thừa kế không có di chúc là gì?

Thừa kế không có di chúc hay còn gọi là thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật khi mà người để lại di sản không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc là khi Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3.2 Thủ tục hưởng thừa kế đất đai theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế đất đai thông qua văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có thể tự lập một văn bản thỏa thuận, trong đó nêu rõ các nội dung về việc phân chia di sản do người chết để lại, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó

Khi đó, để nhận thừa kế theo pháp luật, người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản này. Đối với trường hợp thừa kế đất đai thì bắt buộc phải công chứng hai loại văn bản này tại trụ sở các tổ chức có thẩm quyền  công chứng nơi có đất theo quy định của luật công chứng 2014.

Sau khi tiến hành lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế công chứng thfi người thừa kế nộp các hồ sơ liên quan đến thửa đất mình được hưởng kèm theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế lên cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên.

4. Nên lựa chọn hình thức thừa kế đất đai có di chúc hay không có di chúc?

Việc lựa chọn hình thực nào là tùy theo nhu cầu của từng cá nhân. Tuy nhiên, để tránh việc tranh chấp thì người có di sản nên lựa chọn hình thức lập di chúc để chỉ định ai là người được hưởng di sản thừa kế của mình. Việc này vừa thể hiện được ý chí, mong muốn của mình vừa tránh được việc xung đột, tranh chấp giữa các hàng thừa kế. Trên thực tế không ít những trường hợp vì phân chia di sản thừa kế mà anh em họ hàng mâu thuẫn dẫn tới những hậu quả không đáng có. Hơn thế nữa, thủ tục thừa kế đất đai có di chúc cũng nhanh gọn, đơn giản hơn.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật TNHH Hanilaf. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách khi muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hình thức chuyển quyền sử dụng đất và một số điều cần lưu ý.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Qúy khách hàng!.


DD0146

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *