Các loại giao dịch ở Sở giao dịch hàng hóa?

1. Giao dịch ở Sở giao dịch hàng hóa

Với việc giao dịch ở Sở giao dịch hàng hóa, có hai loại giao dịch là giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn. Giao dịch giao ngay là khi các bên ký kết hợp đồng, cả hàng hóa và tiền đều được trao trả cùng lúc. Giao dịch có kỳ hạn là khi các bên ký kết hợp đồng, giá cả đã được ấn định, những việc giao hàng và trả tiền đều được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trước.

Việc thực hiện giao dịch có kỳ hạn là nhằm thu được lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao nhận hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp biến động giá cả trên thị trường không đúng như mong đợi, một bên có thể đề nghị hoãn thời hạn thanh toán để tránh tổn thất, đồng thời phải trả cho bên kia một khoản đền bù thỏa đáng.

2. Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa 

Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa gồm có thương nhân môi giới và thương nhân kinh doanh. Cả thương nhân môi giới và thương nhân kinh doanh đều là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn pháp định tối thiểu của thương nhân môi giới là 5 tỷ đồng, còn vốn pháp định tối thiểu của thương nhân kinh doanh phải là 75 tỷ đồng. 

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân môi giới được quy định trong điều lệ của Sở giao dịch hàng hóa và trong Luật thương mại 2005 như sau:

“Điều 69. Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hoá

  1. Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chỉ được phép hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hóa khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hoạt động của thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa.
  2. Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chỉ được phép thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá.
  3. Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định.”

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh được quy định trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Quyền của thành viên kinh doanh

  1. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
  2. Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
  3. Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều 23. Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh

  1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  2. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  4. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.
  5. Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.
  6. Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.
  7. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.
  8. Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.
  9. Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.
  10. Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.
  11. Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
  12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa”

 

3. Thẩm quyền và điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Theo Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa do Bộ Công Thương ban hành.

Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên.
  2. Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:

– Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;

– Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;

– Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

– Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian năm (05) năm;

– Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.

  1. Điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định này.

4. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập 

Theo Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa do Bộ Công Thương ban hành.

Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:

– Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh.

– Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định tại Điều 14 Nghị định này kèm Biên bản thông qua Dự thảo Điều lệ. Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.

Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

– Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định này.

– Trình tự cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

  1. a) Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương;
  2. b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung;
  3. c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này trong trường hợp thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

5. Nội dung và Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa 

Theo Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa do Bộ Công Thương ban hành.

Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đồng thời là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính.

– Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

– Vốn điều lệ của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Hàng hóa giao dịch.

Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

– Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép thành lập được quy định tại Điều 11 Nghị định này, Sở Giao dịch hàng hóa phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập theo một trong ba cách: gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.

– Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa được lập thành 01 bộ bao gồm:

  1. a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu số 02 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
  2. b) Bản sao Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
  3. c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương phải quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là những vấn đề về sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0190

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *