Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã?

1. Nguyên tắc thành viên tự nguyện và mở rộng

Theo nguyên tắc này thì cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Các hợp tác xã được thành lập và hoạt động trước hết là nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ của những người lao động, của các hộ gia đình, của các pháp nhân ở thành thị và nông thôn có những hạn chế về vốn, tư liệu sản xuất và tài sản, đất đai. Sự giúp đỡ, hỗ ượ của hợp tác xã có tác dụng cải thiện các điều kiện sống và làm việc của người lao động, bảo đảm nâng cao mức sống cũng như an sinh xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân.

2. Nguyên tắc kiểm tra dân chủ bởi các thành viên

Theo nguyên tắc này thì hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên. Quyền có việc làm và thu nhập tương xứng với sức lao động đã bỏ ra, quyền được mưu cầu hạnh phúc là một quyền chính đáng của con người, của mỗi công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật khác. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế của những người lao động, của các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn về vốn, tài sản… nên việc kết nạp thành viên của hợp tác xã không bị giới hạn bởi giới tính, địa vị xã hội, chủng tộc, dân tộc hay tôn giáo. Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên, nếu có vốn, có tài sản, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang chịu hách nhiệm hình sự, không bị tước quyền công dân, không bị tập trung cải tạo, giáo dục, không bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quyết định của Toà án trong các vụ phá sản hoặc chống tham nhũng; các hộ gia đình, các pháp nhân, nếu hiểu rõ và chấp nhận điều lệ, nội quy của hợp tác xã, có nguyện vọng được tham gia sản xuất, kinh doanh theo phương thức tập thể, thì đều có thể được hợp tác xã kết nạp làm thành viên hợp tác xã.

3. Nguyên tắc về sự tham gia kinh tế của xã viên hợp tác xã

Theo nguyên tắc này thì các thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

4. Nguyên tắc Độc lập và tự chủ

Theo nguyên tắc ngày thì hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước xây dựng những chính sách và hệ thống pháp luật tạo thuận lợi và khuyến khích các hợp tác xã tự chủ và năng động trong hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tập thể, đem lại các lợi ích thiết thực và hiệu quả kinh tế cao cho tập thể cũng như cho mỗi thành viên của hợp tác xã, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống và môi trường sống của cộng đồng dân cư.

5. Nguyên tắc về giáo dục, đào tạo và thông tin

Theo nguyên tắc này thì các thành viên hợp tác xã và hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

Hợp tác xã kết nạp một cách rộng rãi người lao động, các hộ gia đình và các pháp nhân làm thành viên của hợp tác xã, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, năng lực kinh tế… của họ, nếu họ thỏa mãn một số điều kiện nhất định và chấp nhận điều lệ, nội quy, quy chế của hợp tác xã. Do đó, khi đã mở thành thành viên của hợp tác xã, mọi người lao động, các hộ gia đình và các pháp nhân có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các cam kết, các hợp đồng dịch vụ đã ký kết với hợp tác xã và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong điều lệ, nội quy của hợp tác xã. Điều đó bảo đảm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tập thể của hợp tác xã được phát triển đúng hướng, hợp tác xã được tiếp thêm các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu theo định hướng và kế hoạch đã đề ra.

6. Nguyên tắc về sự hợp tác giữa các hợp tác xã

Theo nguyên tắc này thì hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên hợp tác xã, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã.

Một đặc điểm thể hiện tính xã hội và nhân văn sâu sắc của hợp tác xã, làm cho mô hình hợp tác xã khác hẳn các loại hình doanh nghiệp khác, là ngoài việc thực hiện việc sản xuất, kinh doanh theo phương thức tập thể để tạo được thu nhập và lợi nhuận, hợp tác xã còn rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục vãn hoá, đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho các thành viên hợp tác xã và cộng đồng dân cư. Nhiều hợp tác xã đã xây dựng nhà văn hoá, thư viện, lớp mẫu giáo, trung tâm thể dục thể thao, hệ thống điện, nước, truyền thanh… để cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho các thành viên và cộng đồng dân cư tại địa phương. Nhiều hợp tác xã cũng đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hoá, giáo dục ở địa phương và của hợp tác xã để thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong dân cư về bản chất, tính ưu việt của phương thức sản xuất, kinh doanh tập thể của hợp tác xã để thu hút thêm người lao động, các hộ gia đình và các doanh nghiệp khác vào hợp tác xã.

7. Nguyên tắc quan tâm đến cộng đồng

Theo nguyên tắc ngày thì hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên hợp tác xã và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế rất phù hợp với năng lực và nguyện vọng của nhiều người lao động, nhiều hộ gia đình và nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành thị và nông thôn. Các hợp tác xã cũng đã và đang có những đóng góp ngày càng to lớn vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, các địa phương, các vùng trong một nước, mỗi nước lại có những điều kiện kinh tế – xã hội riêng; trình độ, nhận thức và kinh nghiệm của các thành viên hợp tác xã trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của hợp tác xã cũng khác nhau, nên phong trào hợp tác xã ở các địa phương, các vùng, các quốc gia không thể giống nhau. Các kinh nghiệm tốt, các thành công, các điển hình tiên tiến trong việc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã ở các địa phương, các vùng, các nước cần được phổ biến rộng rãi và chia sẻ một cách thường xuyên, liên tục.

Trên đây là những vấn đề về nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0065

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *