1. Chi nhánh công ty
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
=> Như vậy, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ, không có tư cách pháp nhân độc lập, tùy theo loại hình chi nhánh khi đăng ký thành lập sẽ quyết định xem chi nhánh đó có phải làm báo cáo tài chính hợp nhất không. Nếu chi nhánh không đăng ký kê khai, hạch toán độc lập thì chi nhánh cần phải làm báo cáo tài chính hợp nhất với công ty mẹ.
2. Tư cách pháp nhân ảnh hưởng thế nào đến Doanh nghiệp?
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về bản chất, pháp nhân là “con người” trên phương diện pháp lý.
Tổ chức có tư cách pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác. Ngoài ta tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Hay điều bạn cần quan tâm hơn chính là chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Chọn loại hình: theo Luật Doanh nghiệp 2020, thì các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
– Công ty hợp danh (HD);
– Công ty cổ phần (CP).
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân.
Chế độ chịu trách nhiệm: Tư cách pháp nhân ảnh hưởng đến chế độ chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Với Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. Trừ trường hợp thành viên hợp danh của công ty hợp danh, có thể phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải nợ.
- Khi các khoản nợ vượt quá tổng giá trị tài sản của công ty thì công ty chỉ phải thanh toán hết số tài sản của công ty cho chủ nợ mà thành viên trong công ty không cần phải bỏ ra tài sản cá nhân của mình để hoàn trả số nợ còn thiếu.
Với Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
- Điển hình của loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản (bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp). Chính điều này làm nên sự đặc biệt của Doanh nghiệp tư nhân.
- Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao. Nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức của họ phức tạp hơn và được luật quy định nhiều hơn.
Trên đây là những vấn đề về việc chi nhánh có cần phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hay không. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0205