1. Quy định pháp luật về Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Quy định về chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH 2TV trở lên được quy định tại Điều 56 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như sau:
Điều 56. Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
- b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
- c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
- d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên do Điều lệ công ty quy định nhưng không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời làm Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.
Thẩm quyền của chủ tịch hội đồng thành viên
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, chủ tịch HĐTV công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền:
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên. Hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên. Hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các Nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Khi muốn mở rộng quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty. Cần ghi nhận thẩm quyền này vào điều lệ công ty.
Đặc điểm Chủ tịch hội đồng thành viên
Chủ tịch HĐTV không giữ chức trọn đời mà theo nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên là 5 năm. Có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Điều kiện giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Là người có năng lực hành vi dân sự theo quy định của luật dân sự 2015. Và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.
- Là cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của pháp nhân sở hữu phần vốn góp trong công ty TNHH.
- Được Hội đồng thành viên công ty bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty.
- Có đủ năng lực, kinh nghiệm, trình độ học vấn theo quy định. Nếu công ty kinh doanh các ngành nghề có yêu cầu về vấn đề này. Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Hoạt động trung gian thanh toán,…
- Đáp ứng các điều kiện pháp luật chuyên ngành đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ngoài những điều kiện nêu trên, nếu Điều lệ công ty có quy định khác. Thì sẽ thực hiện theo Điều lệ công ty.
2. Quy định pháp luật về chức danh giám đốc (tổng giám đốc)
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
Tư vấn luật doanh nghiệp
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Tuyển dụng lao động;
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
– Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định.
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
– Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
Thù lao, tiền lương và thưởng của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác
– Công ty trả thù lao, tiền lương và thưởng cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
– Thù lao, tiền lương của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
3. Tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Giám đốc công ty
Tiêu chuẩn và điều kiện làm tổng giám đốc, giám đốc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
- Đáp ứng các điều kiện chuyên ngành đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện trên. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi. Mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột. Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ. Và người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty đó.
- Các tiêu chuẩn khác do Điều lệ công ty quy định
Bổ nhiệm giám đốc Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì:
“Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
- c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;”
Nếu Điều lệ công ty có quy định khác, sẽ thực hiện theo Điều lệ công ty.
Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác hoặc không quy định. Thủ tục bổ nhiệm giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ theo quy định pháp luật.
Theo quy định pháp luật, cần phải triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên để ra Nghị quyết về việc bổ nhiệm giám đốc công ty.
Nghị quyết được thông qua
Nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề bổ nhiệm giám đốc công ty. Được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:
- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng. Hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, chỉ cần thuộc một trong trường hợp trên, Nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề này sẽ được thông qua.
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy rằng không có quy định về hạn chế chủ tịch hội đồng quản trị công ty giữ chức danh Giám đốc công ty TNHH 2 Thành viên trở lên. Vậy một người hoàn toàn có thể vừa là Giám đốc và vừa giữa chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị.
Trên đây là những vấn đề về chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0219