1. Tài sản góp vốn là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, góp vốn được định nghĩa là các cá nhân, tổ chức thực hiện việc góp tài sản của mình để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Như vậy, ta có thể hiểu rằng việc góp vốn sẽ được các doanh nghiệp thực hiện qua hai thời điểm cụ thể đó là: khi thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập doanh nghiệp. Thông qua việc góp vốn đối với các doanh nghiệp thì sẽ làm tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển tốt hơn.
2. Điều kiện tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Tài sản đem góp vốn phải thuộc sở hữu hợp pháp của người góp vốn hoặc thuộc quyền định đoạt của người góp vốn. Khi các cá nhân, chủ thể tham gia góp vốn thành lập công ty, người góp vốn phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản đem góp vốn sang cho công ty và điều này chỉ có thể thực hiện nếu tài sản đó thuộc sở hữu hợp pháp hoặc thuộc quyền định đoạt của người góp vốn. Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản theo sự ủy quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. Vì vậy tài sản góp vốn phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền định đoạt của người góp vốn.
– Tài sản đem góp vốn phải là tài sản có thể chuyển nhượng được. Theo quy định của pháp luật hiện hành có một số tài sản bị hạn chế quyền định đoạt như tài sản chung của vợ chồng, tài sản đem thế chấp (quyền sử dụng đất, nhà thế chấp,..). Những tài sản dù thuộc quyền sở hữu của người góp vốn nhưng trên thực tế không thể thực hiện được việc chuyển nhượng cho công ty hay cho người khác nên không được sử dụng để góp vốn nếu không có sự chấp thuận của người nhận thế chấp, người sở hữu chung. Vì vậy, tài sản đem góp vốn phải là tài sản có thể chuyển nhượng được.
– Phải có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận đối với tài sản có đăng kí sở hữu. Việc đăng kí sở hữu đối với các loại tài sản nhất định do pháp luật quy định cụ thể tùy theo tính chất đặc biệt của các loại tài sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà,…là để thực hiện quản lý nhà nước và đảm bảo quyền của các chủ sở hữu. Để tránh các tranh chấp xảy ra sau khi thực hiện góp vốn làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức thực hiện góp vốn bằng các loại tài sản này phải có đầy đủ các giấy tờ xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng của người góp vốn đối với tài sản góp vốn.
Trên đây là những vấn đề về góp vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0168