Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Như vậy có 2 loại giải thể : giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc
– Giải thể tự nguyện: Là trường hợp chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì lý do riêng của chủ thể hoặc do thỏa thuận
– Giải thể bắt buộc: là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp giải thể khi doanh nghiệp không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Phân tích các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Giải thể tự nguyện:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định ra hạn
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định ra hạn thêm. Khi thành lập công ty các thành viên đã thỏa thuận, khế ước với nhau. Sự thỏa thuận được biểu hiện bằng điều lệ công ty. Điều lệ công ty là văn bản cam kết của của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ty về thời hạn hoạt động. Khi điều lệ công ty quy định thời gian hoạt động doanh nghiệp.
Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ thì công ty đương nhiên phải tiến hành giải thể. Trường hợp muốn gia hạn thêm hoạt động có thể thỏa thuận tiếp.
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
-Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ti đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của tất cả các thành viên hợp danh với công ty hợp danh, của Đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần. Bởi họ là chủ sở hữu doanh nghiệp, họ sẽ có quyền quyết định số mệnh của doanh nghiệp tùy vào sự phát triển của doanh nghiệp chủ sở hữu sẽ xem xét có nên giải thể hay không.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
-Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục. Bởi có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện pháp lý để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty là khác nhau. Khi không đủ số lượng thành viên tối thiểu, để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm các thành viên cho đủ số lượng tối thiểu. Thời hạn để công ty thực hiện kết nạp thành viên là 6 tháng kể từ ngày công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu công ty không kết nạp thêm thành viên dẫn đến công ty không đủ số thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục thì công ty phải giải thể.
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý không thể thiếu do sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, công ty không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động. Trong những trường hợp này công ty phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh theo Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014.
- e) Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác…”
– Đây là trường hợp các thành viên xét thấy việc tham gia công ty không còn có lợi thì họ có thể thỏa thuận để yêu cầu giải thể công ty. Tránh trường hợp chủ sở hữu không thực hiện nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, sẽ gây bất lợi cho bên hợp tác hoặc người thứ ba liên quan.
Trên đây là những vấn đề về giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0061