1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện ờ Việt Nam và trong thời gian gần đây thì doanh nghiệp xã hội đang nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, cũng như các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành của đạo luật này.
Luật doanh nghiệp năm 2020 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội nhưng có các tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội
Các đặc điểm dưới đây cũng là các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam:
2.1 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm… Chính các mục tiêu xã hội này, trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập doanh nghiệp xã hội và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội.
2.2 Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường:
Doanh nghiệp xã hội khi hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà doanh nghiệp xã hội đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt doanh nghiệp xã hội với các doanh nghiệp thông thường, thể hiện rõ nét tiêu chí “vì xã hội”.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Con số 51% là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp xã hội huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội. Tiêu chí này góp phần định lượng rõ ràng, cụ thể mục tiêu vì xã hội của doanh nghiệp xã hội.
Trên đây là những vấn đề về doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0069