Góp vốn thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên?

1. Khái quát về góp vốn thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Để hình thành một công ty, việc góp vốn của các chủ thể là nội dung quan trọng có tính chất quyết định trong các văn đề thủ tục thành lập công ty. Việc góp vốn nhằm tạo ra cơ sở đầu tiên cho bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, khi có vốn doanh nghiệp mới có thể thuận lợi hơn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và còn là điều kiện cần để doanh nghiệp tiến hành thực sự các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc góp vốn này là nguồn gốc của mọi quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các thành viên trong công ty sau này. Có thể nói, trong các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp thì các quy định về vốn, góp vốn là quan trọng nhất, thậm chí có ý nghĩa quyết định. Góp vốn có thể nói là “linh hồn” của một hợp đồng thành lập công ty.

Góp vốn là một trong những vấn đề quan trọng thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, nó là khởi đầu của công việc kinh doanh, là một trong các yếu tố tiền đề, cơ sở duy trì sự hoạt động cũng như thành công của một công ty, là cơ sở để phân chia lợi nhuận của các thành viên tham gia cũng như sự chuyển nhượng, kế thừa vốn góp và quyền đưa ra các quyết định quan trọng của công ty. Đối với bên ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn nhiều hay ít là một trong các yếu tố tạo uy tín của công ty trên thương trường, niềm tin của khách hàng đối với công ty và khả năng trả nợ của công ty đối với chủ nợ.

Như vậy, góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên là: việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

2. Cách thức góp vốn để thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp như sau:

“Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
  3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
  4. a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  5. b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  6. c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
  7. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
  8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
  9. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  10. a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  11. b) Vốn điều lệ của công ty;
  12. c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
  13. d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

  1. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.”

Trên đây là những vấn đề về góp vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0108

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *