Hiệp thương giá là gì? Quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự thực hiện hiệp thương giá

1. Hiệp thương giá là gì?

Luật giá 2012 giải thích: Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và làm trung gian cho bên mua và bên bán thương lượng về mức giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thỏa mãn điều kiện hiệp thương giá theo đề nghị của một trong hai bên hoặc cả hai bên mua, bán hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá

Điều 23 Luật giá 2012 quy định trường hợp tổ chức hiệp thương giá.  Cụ thể:

Hiệp thương giá thực hiện đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau:

– Hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

– Hàng hoá, dịch vụ quan trọng được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền mua hoặc độc quyền bán hoặc bên mua, bên bán phụ thuộc nhau không thể thay thế được.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ trên trong các trường hợp sau:

– Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán;

– Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá

– Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

– Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.

– Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.

Thành phần tham gia hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm: cơ quan tổ chức hiệp thương giá; đại diện bên mua, bên bán; đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của cơ quan tổ chức hiệp thương giá.

4. Hồ sơ hiệp thương giá

Hồ sơ hiệp thương giá được quy định tại Điều 10 Thông tư 56/2014/TT-BTC. Cụ thể:

Khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá hoặc phải thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán thực hiện lập Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá xem xét, quyết định.

Hồ sơ hiệp thương giá bao gồm:

(i) Văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bên bán; hoặc văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ cần hiệp thương giá;

(ii) Phương án giá hiệp thương:

– Bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ;

+ Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: so sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường; các căn cứ tính giá; lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với các yếu tố hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm); phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;

+ Các kiến nghị (nếu có);

– Bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

+ Lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên mua dự kiến đề nghị mua và bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá dự kiến của bên bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá);

+ So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường;

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng;

+ Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;

+ Các kiến nghị khác (nếu có);

– Trường hợp bên mua và bên bán đều đề nghị hiệp thương giá thì hai bên thỏa thuận thống nhất bên mua hoặc bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên;

– Trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên.

(iii) Mẫu Hồ sơ hiệp thương giá được hướng dẫn tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trình tự tổ chức hiệp thương giá

Điều 11 thông tư 56/2014/TT-BTC quy định về trình tự tổ chức hiệp thương giá. Cụ thể như sau:

– Bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán nộp Hồ sơ Hiệp thương giá theo quy định của pháp luật;

– Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá về thời gian tổ chức hiệp thương; trường hợp Hồ sơ Hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định;

– Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyền rút lại Hồ sơ Hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá rà soát sơ bộ Hồ sơ hiệp thương giá là tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp Hồ sơ hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến).

Trường hợp Hồ sơ hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định.

Đối với trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thời hạn để các bên hoàn thiện Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tối đa không quá 15 ngày làm việc tính theo dấu bưu điện hoặc dấu công văn đến.

Trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định (tính theo dấu công văn đến), cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá tiến hành hiệp thương giá.

Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyền rút lại Hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

Tại Hội nghị hiệp thương giá:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá; đồng thời, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trực tiếp tham gia hiệp thương giá;
  2. b) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, đại diện bên bán), sau đó có văn bản thông báo kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thực hiện.

Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá (Cục Quản lý giá/Sở Tài chính) quyết định giá tạm thời để hai bên thực hiện.

Quyết định giá tạm thời do Cục Quản lý giá/Sở Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.

Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.

6. Kết quả hiệp thương giá

Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương.

Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì cơ quan tổ chức hiệp thương giá quyết định giá tạm thời để hai bên thi hành.

Quyết định giá tạm thời do cơ quan tổ chức hiệp thương công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thống nhất và có trách nhiệm báo cáo cơ quan tổ chức hiệp thương biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.

Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.

7. Mẫu hồ sơ hiệp thương giá

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính)

 

Tên đơn vị

đề nghị hiệp thương giá

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

  ………., ngày… tháng… năm…

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

 

 

 

Tên hàng hóa, dịch vụ: ……………………………………………………………….

Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh: ………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………

Số Fax: …………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị

đề nghị hiệp thương giá

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số ………/ …..

V/v:  hiệp thương giá

… , ngày …  tháng …   năm ….

 

Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá)

Thực hiện quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính, … (tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị … (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp hiệp thương giá… (tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do … (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:

  1. Bên bán:………………………………………………………………………………………………….
  2. Bên mua:…………………………………………………………………………………………………
  3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:………………………………………………………

– Quy cách, phẩm chất:…………………………………………………………………………………

– Mức giá đề nghị của bên bán………………………………………………………………………

– Mức giá đề nghị của bên mua……………………………………………………………………..

– Thời điểm thi hành mức giá…………………………………………………………………………

– Điều kiện thanh toán…………………………………………………………………………………..

  1. Nội dung chính của phương án giá hiệp thương:………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Đơn vị mua hoặc bán:

– Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Tên đơn vị

đề nghị hiệp thương giá

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

  ………., ngày… tháng… năm…

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG

(kèm theo công văn số …./… ngày …./…/… của …)

Tên hàng hóa đề nghị hiệp thương giá:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất:

  1. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Số TT Khoản mục chi phí ĐVT Lượng Đơn giá Thành tiền
1 Chi phí sản xuất:        
1.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp        
1.2 Chi phí nhân công trực tiếp        
1.3 Chi phí sản xuất chung:        
a Chi phí nhân viên phân xưởng        
b Chi phí vật liệu        
c Chi phí dụng cụ sản xuất        
d Chi phí khấu hao TSCĐ        
đ Chi phí dịch vụ mua ngoài        
e Chi phí bằng tiền khác        
  Tổng chi phí sản xuất :        
2 Chi phí bán hàng        
3 Chi phí quản lý doanh nghiệp        
4 Chi phí tài chính        
  Tổng giá thành toàn bộ        
5 Lợi nhuận dự kiến        
  Giá bán chưa thuế        
6 Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)        
7 Thuế giá trị gia tăng (nếu có)        
  Giá bán (đã có thuế)        
  1. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
  2. Chi phí sản xuất
  3. Chi phí bán hàng
  4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
  5. Chi phí tài chính
  6. Lợi nhuận dự kiến
  7. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
  8. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
  9. Giá bán (đã có thuế)

 

Trên đây là những vấn đề về Hiệp thương giá, quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự thực hiện hiệp thương giá. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN248

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *