1. Mua bán doanh nghiệp
Luật Cạnh tranh năm 2018 tại khoản 4 Điều 29, quy định:
“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tàỉ sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”
2. Đặc điểm của mua bán doanh nghiệp
Một là, đối tượng của quan hệ mua bán là doanh nghiệp với tính chất là “hàng hoá” đặc biệt trong quan hệ mua bán doanh nghiệp.
Trước hết, mua bán doanh nghiệp có bản chất của quan hệ mua bán tài sản theo quy định của pháp luật dân sự “là hành vi trao đổi giữa người mua hàng nhận được quyền sở hữu hàng hóa từ người bán bằng cách trả một số tiền theo sự thỏa thuận về giá của hai bên”.
Với thương vụ mua bán doanh nghiệp, bên bán doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu “hàng hoá” chính là một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua. Bên mua có thể là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp mục tiêu tùy thuộc vào việc bên mua mua một phần hay mua toàn bộ doanh nghiệp mục tiêu. Sau khi bán doanh nghiệp, bên bán sẽ không còn quyền sở hữu đối với một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã bán và đổi lại bên bán sẽ được bên mua thanh toán một số tiền hoặc tài sản khác. Hình thức thanh toán trong thương vụ mua bán doanh nghiệp có thể là tiền mặt, chứng khoán của công ty mua hoặc những tài sản khác có giá trị đối với công ty bán.
Hai là, hệ quả của mua bán doanh nghiệp là bên mua phải kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu.
Đây là đặc điểm quan trọng của mua bán doanh nghiệp để phân biệt với các hình thức đầu tư tài chính.
Mua bán doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chí là bên mua phải giành quyền sở hữu toàn bộ hoặc phần vốn chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu đủ để tham gia vào bộ máy quản tri doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu. Quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu thể hiện qua việc bên nhận chuyển nhượng phải nắm giữ đủ tỉ lệ vốn chi phối để có quyền biểu quyết tại các cuộc họp của các cơ quan quản trị doanh nghiệp mục tiêu và thông qua các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp (quyết định phương hướng kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu nhân sự, sửa đổi Điều lệ của doanh nghiệp mục tiêu…). Tỉ lệ vốn chi phối để thực hiện quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu do pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp mục tiêu quy định. Tỉ lệ phần vốn chi phối ở mỗi một doanh nghiệp có thể khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh và số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ba là, chủ thể có quyền bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ thể mua doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp.
Trên đây là những vấn đề về mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0077