Nhà thầu phụ xuất hóa đơn cho nhà thầu chính hay chủ đầu tư?

1. Quy định về hợp đồng thầu phụ 

Theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Trong đó hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được tiến hành ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính chính hoặc tổng thầu; còn hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

  1. Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện”.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì nhà thầu chính sẽ ký kết hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ (và phải được chủ đầu tư chấp nhận), nhưng chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:

– Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.

–  Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

– Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.

– Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.

–  Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

Điều 47 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng thầu phụ cần đáp ứng một số quy định sau:

– Hợp đồng thầu phụ phải được ký kết với nhà thầu phụ có năng lực hành nghề, năng lực hoạt động phù hợp với yêu cầu khi thực hiện gói thầu.

– Nếu nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ việt Nam chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài nếu sau khi đã xác định được các nhà thầu phụ trong nước Việt Nam đã không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

– Chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận thì những nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng mới được ký kết hợp đồng thầu phụ, tham gia thực hiện gói thầu.

– Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc Tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.

– Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

– Nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu…

Như vậy nhà thầu phụ đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đấu thầu. Mặc dù không trực tiếp tham gia dự thầu nhưng nhà thầu phụ là điều kiện giúp cho nhà thầu chính thực hiện hiệu quả gói thầu đối với những phần công việc mà nhà thầu chính không có năng lực thực hiện.

2. Xuất hóa đơn với nhà thầu phụ 

2.1 Nhà thầu phụ xuất hóa đơn cho nhà thầu chính hay chủ đầu tư?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 09/2016/TT-BXD có quy định như sau: “Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Mặt khác Khoản 3 Điều 47 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

“Điều 47. Hợp đồng thầu phụ

  1. Chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC thì người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Đồng nghĩa, về nguyên tắc thì trường hợp nhà thầu phụ ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với nhà thầu chính thì nhà thầu phụ phải thực hiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho nhà thầu chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy Trường hợp công ty nhận là nhà thầu phụ ký hợp đồng thầu phụ với nhà thầu chính nhưng được chủ đầu tư thanh toán trực tiếp thì công ty không phải xuất hóa đơn cho chủ đầu tư khi nhận thanh toán. Trường hợp này công ty xuất hóa đơn cho nhà thầu chính.

2.2 Xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho nhà thầu chính 

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định như sau:

“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

  1. a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

Căn cứ quy định trên, về nguyên tắc, người bán phải lập hóa đơn cho người mua, trường hợp nhà thầu phụ ký hợp đồng và chịu trách nhiệm với nhà thầu chính thì nhà thầu phụ thực hiện xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho nhà thầu chính.

Do đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán đương nhiên theo luật định và theo hợp đồng thầu phụ đã ký. Tức là để được thanh toán, nhà thầu phụ xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho nhà thầu chính/tổng thầu để nhà thầu chính/tổng thầu đề xuất chủ đầu tư thanh toán; chủ đầu tư sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ.

Trên đây là những vấn đề về việc nhà thầu phụ xuất hóa đơn cho nhà thầu chính hay chủ đầu tư. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0241

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *