Pháp Nhân Thương Mại Là Gì? Các loại pháp nhân thương mại? 

1. Pháp nhân là gì?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân tại Điều 74 như sau:

  1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  3. b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  4. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  5. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật của một Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân. 

2. Pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân được chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Cụ thể được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 như sau.

Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo luật định, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đạt được sẽ được chia cho các thành viên. Các pháp nhân thương mại có thể tồn tại dưới các tên gọi khác nhau về tên doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác, hay mô hình của các hợp tác xã… nhưng  đều chung một mục đích hoạt động kinh doanh là kiếm lợi nhuận, song khi thành lập sẽ được thành lập theo hồ sơ, trình tự thủ tục khác nhau.

Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là thu lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Có thể thấy, pháp nhân thương mại mang yếu tố mục đích lợi ích riêng của pháp nhân, thành lập ra để kiếm lợi nhuận phân chia cho cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn đầu tư hoặc tiếp tục cho vào quỹ pháp nhân nhằm mục đích duy trì lâu dài. 

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp  và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong khi đó, pháp nhân thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị… nên sẽ còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 3. Các loại pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này. Ta có thể dựa vào luật chuyên ngành để xác định các loại hình của pháp nhân, ví dụ như với khái niệm về pháp nhân ở trên có thể thấy công ty, doanh nghiệp là các tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc lựa chọn loại hình cho các tổ chức trên dựa vào Luật doanh nghiệp năm 2014 để lựa chọn loại hình cho phù hợp với mô hình góp vốn, đầu tư và kinh doanh của tổ chức mình.

Trên đây là những vấn đề về pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0038

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *