Quy định về thành viên ban kiểm soát của công ty cổ phần?

1. Công ty cổ phần là gì?

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

2. Quy định chung về công ty cổ phần

Công ty cổ phần theo định nghĩa là công ty trong đó vốn chia thành cổ phần, được thành lập giữa những thành viên chịu trách nhiệm về nợ nần của công ty trong phạm vi góp vốn.

Công ty cổ phần là một công ty hợp vốn quy tụ các thành viên là những người có thể không quen biết nhau, họ tham gia thành lập công ty trên cơ sở số vốn mà họ đầu tư vào công cuộc kinh doanh.

Vốn công ty được chia thành cổ phần. So sánh với phần hùn trong các Công ty hợp danh và Công ty TNHH, cổ phần có lợi điểm là được tự do chuyển nhượng mà không cần có sự thoả thuận giữa các thành viên khác, cổ phiếu (chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần) còn là một dụng cụ giao hoán rất thuận tiện bởi vì nó có thể được chuyển nhượng dễ dàng. Công ty cổ phần có quyền huy động vốn trong công chúng bằng cách phát hành chứng khoán, đây là một ưu điểm của công ty khi cần một số vốn lớn để phát triển kinh doanh mà không phải vay ngân hàng. Thị trường chứng khoán tại một nước đang phát triển như Việt Nam là một yếu tô’ quan trọng trong nền kinh tế, nó đòi hỏi phải có nhiều Công ty cổ phần đủ điều kiện để phát hành chứng khoán.trên thị trường theo Luật Chứng khoán.

Theo một nghiên cứu của chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), tổng số doanh nghiệp đăng ký tại Việt Nam trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 là 83.490, trong đó Doanh nghiệp tư nhân là 27.865, Công ty TNHH là 46.652 và Công ty cổ phần là 8.635. Con số khiêm nhường các Công ty cổ phần chứng tỏ giới kinh doanh có ấn tượng rằng hình thức Công ty cổ phần dành cho các dự án đầu tư lớn, sử dụng một số vốn quan trọng. Nhưng có lẽ đây không phải là quan niệm của nhà làm luật vì Luật Doanh nghiệp hiện hành dự liệu chỉ cần ba người là có thể thành lập Công ty cổ phần, Luật cũng không ấn định một số vốn tối thiểu nào cả. Tuy nhiên, việc quản lý công ty này có phần phức tạp hơn việc quản lý Công ty TNHH hay Doanh nghiệp tư nhân, do đó chỉ những doanh nhân có kế hoạch làm ăn lớn mới lựa chọn hình thức này.

3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát:

Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

4. Vị trí, cơ cấu và quyền hạn của Ban kiểm soát

4.1. Vị trí  trong cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

– Trường hợp công ty cổ phần theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát trong trường hợp này là bắt buộc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

– Trường hợp công ty cổ phần theo mô hình: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. 

4.2. Cơ cấu tổ chức của ban kiểm soát

– Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

– Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

– Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

4.3. Quyền hạn của ban kiểm soát

– Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

–  Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

– Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của các báo cáo  kinh doanh và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng cổ đông.

– Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.

– Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc các trường hợp khác. 

–  Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm  phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị. Có yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

–  Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.

– Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

5. Quy định về thành viên ban kiểm soát của công ty cổ phần?

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào Điều 164 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tiên chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên như sau: 

“Điều 164. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

  1. Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  3. b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  4. c) Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  5. d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Vậy căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 164 luật doanh nghiệp 2014 nêu trên thì kiểm soát viên trong công ty cổ phần ( không phân biệt là kiểm soát viên chuyên trách hay không chuyên trách thì không được giữ chức vụ quản lý trong công ty . Việc kiểm soát viên trong công ty giữ chức vụ quản lý bậc trung đã trái với quy định của pháp luật .

Trên đây là những vấn đề về công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0185

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *