Quy trình tổ chức lại công ty TNHH một thành viên thuộc nhà nước?

1. Các hình thức tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 

  1. a) Hợp nhất công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Hai hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất;

  1. b) Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;

  1. c) Chia công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị chia) có thể chia thành hai hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty được chia) bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị chia sang công ty được chia, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia;

  1. d) Tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi là công ty bị tách) có thể tách để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới (gọi là công ty được tách) bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

2. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2.1. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty TNHH một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

  1. a) Bộ quản lý ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này chỉ đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, gửi 04 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
  2. b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định;

  1. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời gửi Bộ quản lý ngành để tiếp thu ý kiến thẩm định.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;

  1. d) Bộ quản lý ngành giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2.2. Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty TNHH một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

Quy trình hợp nhất, sáp nhập công ty TNHH một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập:

  1. a) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phối hợp, thống nhất lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, trình cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty xem xét, quyết định;
  2. b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này thẩm định, phê duyệt Hồ sơ và ra quyết định hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Sau khi có quyết định hợp nhất, sáp nhập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án hợp nhất, sáp nhập. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các cơ quan hoặc cá nhân khác nhau quyết định thành lập, sau khi Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập được phê duyệt, người đại diện theo pháp luật của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cùng ký vào Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở hợp nhất thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Quy trình chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

3.1. Quy trình chia, tách công ty TNHH một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

  1. a) Bộ quản lý ngành chỉ đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập Hồ sơ đề nghị chia, tách theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, gửi 04 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
  2. b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị chia, tách, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

  1. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định, đồng thời gửi Bộ quản lý ngành để tiếp thu ý kiến thẩm định.

Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;

  1. d) Bộ quản lý ngành giải trình việc tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3.2. Quy trình chia, tách công ty TNHH một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

Quy trình chia, tách công ty TNHH một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý như sau:

  1. a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lập 06 bộ Hồ sơ gốc đề nghị chia, tách gửi Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thẩm định;
  2. b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập) và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo các trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định này;
  3. c) Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chia, tách, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt chủ trương.

3.3. Quy trình chia, tách công ty TNHH một thành viên do HĐTV hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập

  1. a) Đối với trường hợp chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trình tự, thủ tục chia, tách thực hiện theo quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
  2. b) Đối với trường hợp chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, trình tự, thủ tục chia, tách thực hiện theo quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
  3. c) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chia, tách, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của công ty mẹ ra quyết định chia, tách công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt chủ trương.

Sau khi có quyết định chia, tách, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở chia, tách thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những vấn đề về tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước  theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0103

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *