Tài sản ròng là gì? Cách tính tài sản ròng 

1. Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là là tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Trong đó tài sản có thể là tiền mặt và các khoản đầu tư, bất động sản, xe ô tô hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà bạn sở hữu. Nợ chưa thanh toán hay nợ phải trả là những gì bạn nợ trên các tài sản đó – bao gồm các khoản vay mua xe, thế chấp của bạn và nợ vay bạn bè, người thân.

Ý nghĩa của tài sản ròng:

  • Biết được giá trị tài sản ròng giúp cân bằng được thu và chi. Nhiều người chỉ chú trọng nhìn vào thu nhập của mình mà không để ý đến những khoản chi phí mình cần chi tiêu nên dù thu nhập tăng dần nhưng giá trị tài sản còn lại cũng chỉ đi ngang hoặc thậm chí còn giảm đi.
  • Với hoạt động kinh doanh, tài sản ròng là một tiêu chí để đánh giá về hồ sơ vay và quyết định có duyệt khoản vay này hay không.
  • Tài sản ròng là công cụ đánh giá chính xác nhất so với tất cả các mức thang đánh giá về tiền bạc mà bạn sở hữu. Nó là thước đo quan trọng nhất đối với tài sản của cá nhân hoặc tổ chức vì nó giúp bạn gia tăng tài chính mà không chỉ phụ thuộc vào làm công ăn lương.

2. Các loại tài sản ròng trong doanh nghiệp

Tài sản ròng trong chứng khoán được chia thành hai loại, dựa vào thời gian sử dụng.

Tài sản ngắn hạn: Các loại tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng ngắn, thường dưới 1 năm hoặc một chu kỳ cụ thể trong doanh nghiệp. NAV của các loại tài sản này khá thấp và thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. Các nhà đầu tư có thể nhận diện tài sản ngắn hạn như: tiền và tài sản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho hoặc các khoản ký quỹ khác,…

Tài sản dài hạn: Ngược lại, tài sản dài hạn thường có thời gian sử dụng trên 12 tháng, hoặc nhiều chu kỳ kinh doanh. Giá trị tài sản ròng dài hạn thường lớn, ít biến động trong quá trình vận hành. Tài sản dài hạn có thể là một trong những hình thức sau:

  • Tài sản cố định: có giá trị lớn và có khấu hao trong suốt quá trình sử dụng Việc định giá tài sản cố định dài hạn được quy định cụ thể trong quy tắc kế toán và Luật Kinh tế. Tài sản cố định có hai dạng: hữu hình như nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà xưởng sản xuất,… và vô hình như bản quyền, giấy phép kinh doanh hoặc khai thác, giấy chứng nhận,…
  • Đầu tư tài chính dài hạn: như liên kết đầu tư, cho vay dài hạn, liên doanh góp vốn,…
  • Bất động sản: các khoản đầu tư của doanh nghiệp và nhà, đất nhằm sinh lợi nhuận.
  • Các khoản phải thu dài hạn: thường là tài sản bị các bên chiếm dụng với thời gian nắm giữ trên 1 năm.
  • Các hình thức tài sản khác như ký gửi dài hạn, chi phí phải trả trước,…

3. Cách tính giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

Trong đó:

– Tổng tài sản sẽ bao gồm:

  • Tài sản lưu động: bao gồm tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tiền mặt hoặc các khoản tiền có giá trị tương đương khác. Bất động sản: nhà ở, các bất động sản bạn dành để đầu tư, mặt bằng,…
  • Tài sản cá nhân: bao gồm các loại đồ đạc, đồ trang sức, ô tô, xe máy,… Đây là những tài sản không có giá trị quá cao khi bán nên có một số người sẽ không tính nó trong tổng tài sản của mình.
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh.
  • Các khoản vay cá nhân: gồm tất cả những khoản vay mà bạn đã cho bạn bè hay đối tác kinh doanh vay mượn có khả năng thu hồi trở lại.
  • Các khoản đầu tư hưu trí: gồm bảo hiểm xã hội và các khoản đầu tư hưu trí không bắt buộc.
  • Tài sản khác: như số tiền được hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ, lãi suất từ việc cho vay, các khoản tiền bồi thường,…
  • Xác định tổng tài sản và tổng nợ sẽ tính được giá trị tài sản ròng.

– Tổng nợ phải trả:

  • Vay trả góp: gồm các khoản vay thường dùng để mua nhà, mua xe hoặc vay để mua các sản phẩm đồ điện tử, đồ gia dụng.
  • Vay thế chấp: là các khoản vay mua xe, mua nhà, thế chấp đầu tư,…
  • Vay kinh doanh: nếu vay với tư cách cá nhân thì số nợ này vẫn sẽ được tính vào giá trị tài sản ròng của bạn.
  • Vay cá nhân: các khoản vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.
  • Nợ thẻ tín dụng: cần thường xuyên tìm hiểu về các khoản nợ này do dư nợ sẽ thay đổi liên tục.

Như vậy, sau khi đã xác định được chính xác đâu là tổng giá trị tài sản và đâu là tổng nợ phải trả, các bạn sẽ dễ dàng tính toán được giá trị tài sản ròng mà mình đang sở hữu. Việc theo dõi sát sao, tính toán kịp thời sự thay đổi tài sản ròng sẽ giúp bạn có cơ sở để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến tình hình tài chính của mình và tránh được các khoản dư nợ tăng cao mất kiểm soát. Tài sản ròng là một số liệu cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính từ cá nhân, doanh nghiệp đến chính phủ, quốc gia.

 Trên đây là những vấn đề về tài sản ròng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0053

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *