1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
– Giải thể tự nguyện là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của chủ sở hữu doanh nghiệp. Giải thể tự nguyện diễn ra khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn hoặc khi chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, giải thể không phải là cách duy nhất để chủ sở hữu doanh nghiệp dừng các hoạt động kinh doanh và giải phóng khỏi các nghĩa vụ tài sản. Bán doanh nghiệp và chuyển giao các quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cho người mua là giải pháp ưu việt có thể được chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế. Do vậy, trong thực tiễn kinh doanh, giải thể doanh nghiệp thường chỉ tiến hành khi việc bán doanh nghiệp không thực hiện thành công.
– Giải thể bắt buộc là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó.
Giải thể bắt buộc khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà không có giải pháp khắc phục trong thời gian luật định hoặc khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động và bị xử lý đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi công ty có số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu (giảm dưới 03 thành viên đối với công ty cổ phần, giảm dưới 02 thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, giảm dưới 02 thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh), công ty cần có giải pháp khắc phục trong một khoảng thời gian nhất định, như kết nạp thêm thành viên mới, chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác cỏ quy định về số lượng thành viên tối thiểu ít hơn (theo pháp luật Việt Nam thì thời gian này là 06 tháng). Nếu không xử lý được theo những cách này, công ty thuộc trường hợp phải tiến hành giải thể.
Chế tài thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là chế tài nghiêm khắc đặt ra với các vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập bởi những người bị cấm thành lập doanh nghiệp, ngừng hoạt động thời gian dài mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế… Có thể nói, chế tài này là một trong những công cụ hiệu quả để hậu kiểm việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi nhận quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lý ổn thoả các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong quá trình thành lập và hoạt động. Do đó, pháp luật luôn coi đây là điều kiện quan trọng để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp được giải thể khi đáp ứng điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;
– Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.
Về lý thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và nghĩa vụ tài sản khác” như sau:
+ Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm, thể hiện qua hồ sơ giải thể;
+ Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;
+ Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ thực hiện trả nợ, vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Thời hạn lưu trữ hồ sơ sau khi công ty giải thể?
Cơ sở pháp lý:
Luật kế toán năm 2003
Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán
Nội dung phân tích:
Căn cứ vào Điều 48 Luật Kế toán năm 2015 trong trường hợp công ty bị giải thể đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
“1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
- a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
- b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
- c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
- Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khoản 3 Điều 5 Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán quy định:
“Tài liệu kế toán của đơn vị giải thể, phá sản (kể cả công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài), bao gồm tài liệu kế toán của các niên độ kế toán và tài liệu kế toán liên quan đến sự kiện giải thể, phá sản được lưu trữ tại cơ quan quyết định thành lập (cấp giấy phép) hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cấp quyết định giải thể, phá sản.”
Khoản 4 Điều 14 Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ lưu trữ tài liệu kế toán quy định: “Tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu: lưu trữ 20 năm tính từ khi kết thúc mỗi công việc nói trên”.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì thời hạn lưu trữ hồ sơ kế toán khi công ty giải thể là 20 năm và được lưu trữ tại cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh hoặc lưu trữ tại nơi theo quyết định của cấp quyết định giải thể.
Trên đây là những vấn đề về thời hạn lưu trữ hồ sơ sau khi công ty giải thể. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0204