Thủ tục thành lập Công ty Thương mại dịch vụ?

1. Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại dịch vụ (Trade in Services) là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết đến nhau. Đo đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.

2. Công ty thương mại dịch vụ là gì?

Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh các hoạt động có liên quan đến sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích thương mại.

3. Những đặc điểm cơ bản của thương mại dịch vụ trong công ty thương mại dịch vụ

3.1 Tính chất khó thương mại hóa của hoạt động dịch vụ

Việc cung cấp dịch vụ có thể voi là bị giới hạn trong điều kiện nhất định vì về cơ bản dịch vụ cần có sự tiếp xúc cần thiết của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ; Việc cung cấp dịch vụ phải được pháp luật tại nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ cho phép. Điều kiện như vậy chỉ có thể đạt được tối đa khi hoạt động cung cấp dịch vụ trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ nơi mà những hạn chế và quy định đối với việc cung cấp dịch vụ là tương đối thuần nhất. Điều này thể hiện rõ nét tính chất khó thương mại hóa của dịch vụ.

 

3.2 Tính đa dạng của các hình thức thương mại dịch vụ

Khác với thương mại hàng hóa, đối tượng của thương mại là hàng hóa cụ thể được trao đổi và chính sách thương mại là những biện pháp ảnh hưởng đến việc tiếp thị và mua bán hàng hóa đó trên thị trường của một nước. Thương mại dịch vụ hay thương mại các hàng hóa vô hình không được thể hiện một cách đơn giản là sự trao đổi đơn thuần mà là việc trao đổi đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. GATS đã đưa ra 4 phương thức cung cấp dịch vụ, theo đó mô tả các khả năng cung cấp của nhà cung cấp dịch vụ:

  • Phương thức 1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa,…
  • Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập, sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài,…
  • Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại,…
  • Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc sức khỏe,…

4. Thành lập công ty thương mại dịch vụ

4.1 Hồ sơ thành lập

Hồ sơ thành lập công ty thương mại dịch vụ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (có mẫu);
  • Bản dự thảo Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên góp vốn
  • Bản sao công chứng/chứng thực CMND/CCD hoặc Hộ chiếu của Chủ sở hữu/thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật

4.3 Trình tự thành lập công ty thương mại dịch vụ

Bước 1 : Bạn cần chuẩn bị những thông tin cần thiết bảo đảm đáp ứng được những điều kiện đã được nêu bên trên.

Thông tin cần chuẩn bị:

Bạn cần chuẩn bị những thông tin chính xác, đầy đủ và đúng để điền vào hồ sơ thành lập công ty, tối thiểu phải có các nội dung như sau:

  • Tên công ty đặt đúng theo quy định, đảm bảo không gây trùng lặp, không nằm trong danh mục những điều cấm mà Luật Doanh nghiệp ghi nhận. Với tên công ty, bạn nên chọn tên dễ nhớ, ngắn gọn và gây ấn tượng với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp.
  • Địa chỉ công ty
  • Danh sách ngành nghề dự kiến kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh được quy định trong hệ thống danh mục ngành, nghề kinh doanh, bạn cần lấy mã cấp 4. Và đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Vốn điều lệ: Cân đối khả năng tài chính và quy mô công ty để đnăg ký vốn điều lệ cho phù hợp. Thông thường các mã về thương mại, dịch vụ không yêu cầu điều kiện về vốn. Tuy nhiên, một số dịch vụ như Bưu chính, chuyển phát trong nước yêu cầu vốn pháp định từ 2 tỷ trở lên.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty. Để có thể là người đại diện thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định và từ đủ 18 tuổi trở lên. Bạn có thể tự mình quản lý hoặc thuê người quản lý công ty sao cho thích hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ cần nộp

Hồ sơ đăng ký để mở công ty TNHH thương mại dịch vụ cần soạn thảo để nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp có chữ ký ở trang cuối của người đại diện theo pháp luật;
  • Bản dự thảo Điều lệ công ty bao gồm chữ ký của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên/thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên và người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn của công ty TNHH 2 thành viên;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với các thành viên là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương đối với chủ sở hữu/thành viên góp vốn là tổ chức;

Giấy đề nghị cần hoàn thiện các thông tin như sau:

  • Tên của công ty
  • Địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại, số fax, Email (nếu có).
  • Ngành, nghề hoạt động kinh doanh.
  • Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ sở hữu/vốn góp của các thành viên.
  • Các thông tin đăng ký thuế: Phương pháp tính thuế, số lượng lao động, năm tài chính, hình thức hạch toán…
  • Thông tin về: Họ, tên nơi đăng ký HKTT, quốc tịch, số CMN/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ để đăng ký thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Nếu công ty ủy quyền đi nộp thì phải có giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.

Bạn có thể nộp hồ sơ tại trang cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Địa chỉ Wedsite là : https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ thụ lý sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ ra thông báo sửa đổi để doanh nghiệp biết và chỉnh sửa. Sau đó sẽ tiến hành nộp lại hồ sơ.

Trường hợp nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo qua email mà người nộp hồ sơ đã đăng ký biết. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là những vấn đề về thành lập công ty thương mại dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0051

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *