Tư vấn về ký hợp đồng với công ty nước ngoài chưa có pháp nhân tại Việt Nam ?

1. Cơ sở pháp lý

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội;

Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

2. Nội dung tư vấn

Đối với công ty nước ngoài mà chưa có đại diện pháp nhân tại Việt Nam, thì lúc này hợp đồng giao dịch sẽ xác định như là giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Theo quy định tại Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 thì:

“Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
  2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc ký kết hợp đồng có thể lựa chọn luật áp dụng là pháp luật Việt Nam hoặc theo pháp luật Hàn Quốc. Theo đó, nếu công ty bạn và công ty nước ngoài này có hợp tác với nhau mà lựa chọn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, thông tin làm hợp đồng vẫn ghi tên và địa chỉ theo thông tin của bên công ty của Hàn Quốc là được thưa bạn.

Về vấn đề xuất hóa đơn:

Theo quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì:

“Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.”

Theo  quy định trên thì khi xuất hóa đơn, công ty bạn cần tính giá trị dịch vụ để nộp thuế nhà thầu cho thương nhân nước ngoài và phải ghi rõ trên hóa đơn giá trị gia tăng. Cụ thể cách tính thuế được quy định tại Điều 12 Thông tư số 103/2014/TT-BTC như sau:

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

3. Cá nhân được ký hợp đồng cá nhân để đi lao động ở nước ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc làm ăn của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng với các đối tác nước ngoài, do đó nhu cầu ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tại Việt Nam không phải đơn vị tư vấn pháp lý nào cũng am hiểu và có thể hỗ trợ tốt nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài. Công ty luật Việt An với đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cũng như các điều ước liên quan đến thương mại quốc tế sẽ là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp liên quan đến dịch vụ tư vấn hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Theo kinh nghiệm tư vấn và thực tế va chạm trong quá trình tư vấn pháp luật hợp đồng quốc tế cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký được hợp đồng giá tốt, đối tác nước ngoài lớn đôi khi đã đặt nhẹ việc quan tâm đến những vấn đề khác, mà hậu quả của việc xem nhẹ này có khi phải trả giá rất đắt. Có thể nói nguyên nhân của tình trạng nêu trên có thể bắt nguồn từ cách xây dựng hợp đồng theo kiểu truyền thống, đó là các bên ngồi với nhau đàm phán các điều khoản và cuối cùng đưa ra nội dung hợp đồng chung. Trước khi tiến hành đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chuẩn bị trước nội dung đàm phán, đặt ra các vấn đề cốt lõi phải thương thảo với đối tác nước ngoài để cân bằng được vị thế của mình trong hợp đồng. Việc chủ động này cũng giúp doanh nghiệp lường trước những tình huống rủi ro có thể phát sinh khi đàm phán hợp đồng.

Phần lớn các giao dịch với đối tác nước ngoài là với doanh nghiệp nước ngoài, và đôi khi vấn đề tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài được đặt ra. Trong vụ việc trên, Bị đơn cho rằng “Nguyên đơn được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh tại Tây Ban Nha vào ngày 24/3/2011. Như vậy, tại thời điểm ký kết hợp đồng với Bị đơn, Nguyên đơn chưa có tư cách pháp nhân. Hợp đồng OPE 05 và OPE 06 đã bị vô hiệu về mặt hình thức và không có giá trị pháp lý thực hiện”.

Tuy nhiên, theo Hội đồng Trọng tài, “Giấy phép đăng ký kinh doanh không phải là căn cứ để xác định tư cách pháp nhân của Nguyên đơn, mà Nguyên đơn đã xuất trình thành lập và Điều lệ thành lập và hoạt động của Nguyên đơn (có chứng nhận lãnh sự của ĐSQ nước CHXHCNVN tại Vương quốc Tây Ban Nha ngày 14/12/2011) theo đó, Nguyên đơn là một pháp nhân độc lập được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật của Tây Ban Nha vào ngày 03/10/1994. Như vậy, hợp đồng OPE05 và OPE 06 không bị vô hiệu như lập luận của Bị đơn. Trong thực tế Nguyên đơn đang hoạt động hợp pháp tại Tây Ban Nha và có quan hệ thương mại với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, kể cả Bị đơn”.

Trong pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn, theo khoản 3 Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Quy định này được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 tại khoản 2 Điều 47 theo đó “công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Quy định trên được áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng không áp dụng cho doanh nghiệp nước ngoài. Thực ra, khoản 1 Điều 765 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”. Bộ luật dân sự năm 2015 có sự thay đổi nhưng về cơ bản vẫn kế thừa quy định vừa nêu vì khoản 1 và 2 Điều 676 quy định “quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch”.

Do đó, việc xác định doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không cũng không nên được xác định theo pháp luật Việt Nam mà nên “theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập”. Do đó, việc Hội đồng Trọng tài xác định “Giấy phép đăng ký kinh doanh không phải là căn cứ để xác định tư cách pháp nhân của Nguyên đơn” là thuyết phục, chúng ta không thể lấy quy định cho doanh nghiệp Việt Nam để áp đặt cho doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, khi tham gia giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam không nên dựa vào pháp luật Việt Nam để xem xét tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.

Vẫn theo Hội đồng Trọng tài, Nguyên đơn có tư cách pháp nhân vì “Giấy chứng nhận thành lập và Điều lệ thành lập và hoạt động của Nguyên đơn (có Chứng nhận lãnh sự của ĐSQ nước CHXHCNVN tại Vương quốc Tây Ban Nha ngày 14/12/2011) theo đó, Nguyên đơn là một pháp nhân độc lập được thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật của Tây Ban Nha vào ngày 03/10/1994”. Điều đó có nghĩa là Hội đồng Trọng tài đã xác định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở Giấy tờ của doanh nghiệp nước ngoài mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cung cấp. Hướng xác định như vậy là thuyết phục mà doanh nghiệp nên biết khi đề cập tới tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài.

Nói tóm lại, khi xác lập giao dịch với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam không thể xem xét tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trên cơ sở các quy định về tư cách pháp nhân được áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Việc đánh giá tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nước ngoài cần được tiến hành trên cơ sở pháp luật nước ngoài có liên quan.

Điều 6 Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài có cho phép cá nhân được ký hợp đồng lao động cá nhân để được làm việc ở nước ngoài. Do vậy bạn có thể ký hợp đồng cá nhân để trực tiếp đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài.

4. Điều kiện để cá nhân được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân

Điều 50 Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định cá nhân phải đáp ứng các điều kiện:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
  • Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
  • Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
  • Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  • Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có hợp đồng cá nhân và phải đăng ký hợp đồng này với Sở Lao động TB&XH nơi thường trú.

5. Thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân

Như điều luật trên quy định, bạn phải đăng ký hợp đồng cá nhân với Sở Lao động TB&XH, theo đó:

Hợp đồng phải có các nội dung sau:

  1. a) Ngành, nghề, công việc phải làm;
  2. b) Thời hạn của hợp đồng;
  3. c) Địa điểm làm việc;
  4. d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

đ) Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ;

  1. e) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
  2. g) Chế độ bảo hiểm xã hội;
  3. h) Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
  4. i) Giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng gồm:

1) Đơn đăng ký;

2) bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

3) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương.

Trên đây là những vấn đề về Tư vấn về ký hợp đồng với công ty nước ngoài chưa có pháp nhân tại Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để được nhận sự hỗ trợ.

DN0252

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *