1. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp thuộc sở hữu của ít nhất hai công ty độc lập với nhau hoặc của một công ty và chính phủ.
Các công ty này liên kết với nhau để tập hợp lượng tạo ra nguồn lực lớn hơn để cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Thông thường các doanh nghiệp liên doanh để tăng hiệu quả trong quá trình khai thác nguồn lực bổ sung. Bởi một bên thì có công nghệ và bên kia lại có hiểu biết thị trường.
Các bên trong doanh nghiệp liên doanh khi hợp tác sẽ dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài. Nó do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
Họ sẽ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
2. Chọn lựa hình thức doanh nghiệp
LOẠI HÌNH | ƯU ĐIỂM | HẠN CHẾ |
Doanh nghiệp Tư nhân | Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của Doanh nghiệp | Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ Doanh nghiệp |
Công ty TNHH | Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp |
Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp không có |
Công ty Cổ phần | Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Có tư cách pháp nhân Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp Các cổ đông sáng lập có thể mất quyền kiểm soát Công ty |
Khả năng huy động vốn từ công chúng bằng hình thức đầu tư trực tiếp thuận lợi, công chúng có thể dễ dàng tham gia vào công ty bằng hình thức mua cổ phiếu của Công ty (tính chất mở của Công ty) |
Công ty Hợp danh | Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh
Các thành viên hợp danh có thể hoạt động nhân danh công ty Công ty hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên |
Các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản liên quan đến các hoạt động của Công ty.
Không có tư cách pháp nhân |
3. Tổ chức tín dụng
Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật kiểm toán độc lập, quy định như sau:
“Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
– Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
– Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
– Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
– Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm”.
4. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
Căn cứ theo điều 103 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì . Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
- Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
- Không phải là người lao động của công ty.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
- a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;
- b) Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;
- c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;
- d) Kiểm soát viên khác của công ty.
- Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Thứ 2 : Căn cứ vào điều 36 của Luật phòng chống tham nhũng 2005 thì cán bộ, công chức, viên chức không được quyền:
+ Thành lập, tham gia vào việc thành lập hoặc tham gia vào việc quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, các trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp cán bộ công chức này được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp hoặc được tham gia đại diện cho phần vốn góp của nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà trước đây mình đã từng làm việc và có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
+ Ngoài ra, những người có quan hệ vợ hoặc chồng với cán bộ công chức hoặc những người đứng đầu, cấp dưới của cán bộ công chức không được tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh ngành, nghề trong phạm vi quản lý của cán bộ công chức.
+ Trường hợp cán bộ công chức là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì không được phép bố trí, sắp xếp vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, hoặc làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Ngược lại, nếu cán bộ công chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,… hoặc giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước không được quyền ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột của mình; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột tham dự gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc tham gia giao dịch, mua bán, ký kết hợp cho doanh nghiệp
Như vậy pháp luật không quy định nào quy định cán bộ công chức không thể làm kiểm soát viên.
5. Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi như sau : DNNN cũng được ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay, như năm 2013, theo báo cáo Chính phủ, tổng nợ phải trả của 796 DN 100% vốn nhà nước là hơn 1,723 triệu tỷ đồng (tương đương 48% GDP), riêng 108 tập đoàn, tổng công ty là hơn 1,514 triệu tỷ đồng (42% GDP).năm 2014, Chính phủ ban hành 20 văn bản cho phép ngân hàng được cung cấp tín dụng vượt giới hạn cho các DNNN, như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Than – Khoáng sản (Vinacomin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Vietnam Airlines… như thông tư 36/2014/TT-NHNN…..
Hệ quả của những ưu đãi trên là nhiều DNNN tại Việt Nam đầu tư, mua sắm và chi tiêu không hiệu quả, không đúng quy định, gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng tài sản nhà nước. Đặc biệt, tình trạng DNNN không chấp hành nghiêm quy định về hạn mức huy động vốn, dẫn tới nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, mất an toàn tài chính, nguy cơ đổ vỡ cao. Dù có quy định DN không được huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, nhưng năm 2013, có 41/108 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trên đây là những vấn đề về văn bản nào của Nhà nước quy định về doanh nghiệp liên doanh. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0208