Vốn FDI là gì?

1. Vốn FDI là gì? 

FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư có thời hạn dài của cá nhân, tổ chức của quốc gia này vào quốc gia khác bằng cách như lập nhà xưởng, cơ sở kinh doanh trong đó chủ đầu tư sẽ nắm quyền điều hành, quản lý cơ sở đó để có lợi nhuận.

Vốn FDI là phần tiền được sử dụng để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Vốn FDI có thể được phân theo mục đích của nhà đầu tư hoặc theo tính chất dòng vốn.

2. Tác động của vốn FDI:

Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế nó sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và với quốc gia đầu tư.

– Đối với quốc gia đầu tư:

+ Tác động tích cực:

Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên sẽ có quyền đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo về hiệu quả đầu tư.

Nhà đầu tư được quyền khai thác những lợi thế từ quốc gia tiếp nhận: thị trường tiêu thụ lớn, nhân công giá thành thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Nhà đầu tư tránh được các rào cản bảo hộ, phí mậu dịch tại quốc gia tiếp nhận vốn FDI.

+ Tác động tiêu cực:

Vốn đầu tư FDI là vốn đầu tư ra một quốc gia khác, vì thế trong nước sẽ bị mất đi một khoản vốn. Nếu nước đầu tư có những khó khăn để thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm… thì sẽ thiếu một khoản vốn đáng kể.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong việc thay đổi chính sách kinh tế, thuế hy những tác động của chiến tranh, thiên tai… và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư.

– Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư:

+ Tác động tích cực:

Quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ tăng được nguồn thu ngân sách nhà nước, có vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế.

Ít phải chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay thua lỗ.

Quốc gia tiếp nhận vốn và còn được tiếp thu, học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả, tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

Mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể tham gia sản xuất trên quy mô ngoài phạm vi quốc gia.

Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải cách công nghệ, nâng cao năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

+ Tác động tiêu cực:

Nếu không quản lý tốt các doanh nghiệp FDI và không có quy hoạch tốt thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên tràn lan sẽ khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt và gây ra hậu quả về ô nhiễm môi trường.

Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực gì, ở vùng nào, và như vậy sẽ làm mất cân bằng kinh tế giữa các vùng.

Nếu các doanh nghiệp trong nước không đủ mạnh, không đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị phá sản.

Dẫn đến ảnh hưởng chính trị nếu doanh nghiệp FDI vận động được chính quyền địa phương đồng ý các quyết định có lợi cho họ.

3. Nguồn vốn góp FDI từ đâu?

Như đã nêu ra ở định nghĩa, vốn FDI là vốn từ quốc gia này đầu tư vào quốc gia khác hay nói cách khác, vốn FDI là nguồn vốn nước ngoài. Về bản chất của vốn FDI, đó là nhu cầu của hai bên giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Cụ thể:

– Đầu tư bằng vốn FDI sẽ thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận.

– Khi đầu tư FDI sẽ có thể kèm theo quyền chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận.

– Vốn FDI liên quan trực tiếp đến việc mở rộng thị trường của các tổ chức và doanh nghiệp đa quốc gia.

– Đầu tư FDI gắn liền với sự phát triển của tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

4. Nguồn vốn FDI có những đặc điểm sau: 

Nguồn vốn FDI mang những đặc điểm chính như sau:

– Có tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn với mục đích là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

– Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả đầu tư và không phải là lợi tức.

– Các nước có nền chính trị, kinh tế ổn định, có hệ thống pháp lý rõ ràng sẽ thu hút được nhà đầu tư.

– Tỷ lệ góp vốn sẽ là cơ sở để xác định quyền, nghĩa vụ và cũng là căn cứ để chia lợi nhuận, rủi ro cho chủ đầu tư.

– Nhà đầu tư có quyền quyết định lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức và địa điểm đầu tư.

– Khi góp đủ số vốn theo quy định của quốc gia nhận vốn FDI, nhà đầu tư sẽ được tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là những vấn đề về Đầu tư FDI theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.

Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DN0126

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *