1. Khái niệm vốn lưu động
Căn cứ hình thái trong sản xuất, kinh doanh vốn lưu động được chia làm hai loại là vốn lưu động đang sử dụng trong sản xuất (nguyên vật liệu, nhiên liệu…) và vốn lưu động trong giai đoạn lưu thông hoặc vốn tiền mặt đang chờ sử dụng (sản phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ hoặc chưa thu tiền về, vốn bằng tiền mặt).
Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra ổn định và phát triển.
2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu động được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
3. Vai trò của vốn lưu động
Để phục vụ sản xuất, ngoài các tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thì doanh nghiệp cần có một khoản vốn lưu động khá lớn để mua sắm hàng hóa, trang thiết bị…
Vì vậy, vốn luân chuyển có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vốn luân chuyển còn quyết định quy mô của doanh nghiệp, tác động lên giá thành của sản phẩm và khả năng nắm bắt thời cơ của doanh nghiệp.
Công ty nào cũng cần vốn luân chuyển để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
4. Phân loại vốn lưu động
Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm ba loại:
– Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
– Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm đang dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân.
– Vốn lưu thông: Là phần vốn trực tiếp phục cụ cho việc lưu thông, tiêu thụ hàng hóa.
Căn cứ vào phương thức xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại:
– Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hóa mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến.
– Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức.
Căn cứ theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động gồm:
– Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật vụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
– Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư công ty…
Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu động bao gồm:
– Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
– Vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Trên đây là những vấn đề về vốn lưu động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Doanh nghiệp.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962.264.737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DN0033