Văn phòng công chứng là gì? Văn phòng công chứng làm những gì?

Văn phòng công chứng làm gì?

Theo khái niệm về công chứng cũng như về tổ chức hành nghề công chứng quy định tại Luật công chứng 2014. Văn phòng công chứng thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, chứng nhận tính xác thực của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

Thứ hai, chứng nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

Thứ ba, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội củ bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt mà theo quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Điều 32 Luật công chứng 2014 cũng quy định các quyền của văn phòng công chứng:

– Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên và các nhân viên làm cho tổ chức mình;

– Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác;

– Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân;

– Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng cũng như được thực hiện các quyền khác có liên quan.

 

Thành lập văn phòng công chứng

Các công chứng viên thành lập văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gồm:

– Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng;

– Đề án thành lập văn phòng công chứng: Đề án này cần nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện; bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập văn phòng công chứng;

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng; trừ trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập. Văn phòng công chứng được hoạt động công chứng kể từ ngày sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

 

Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng hay phòng công chứng đều là tổ chức hành nghề công chứng. Vì vậy, có những điểm giống nhau cơ bản sau:

– Đều phải tuân thủ các hành vi bị nghiêm cấm như: tiết lộ thông tin về nội dung công chứng; thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia giao dịch hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian đối khác…

– Việc thành lập phòng công chứng hay văn phòng công chứng đều phải tuân thủ những điều kiện nhất định được quy định trong Luật công chứng;

– Đề được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản theo quy định của luật công chứng;

– Được ký hợp đồng làm việc, thu phí công chứng, thù lao công chứng hoặc các chi phí khác; cung cấp các dịch vụ công chứng ngoài giờ,…

Về các điểm khác nhau:

Tiêu chí phân biệt Phòng công chứng Văn phòng công chứng
Căn cứ thành lập Do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở tư pháp chủ trì phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính, Sở nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.  Văn phòng công chứng được thành lập do nhu cầu của cá nhân
Cơ cấu tổ chức Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp, có trụ sở có con dấu và có tài khoản riêng. Chỉ cần có 02 công chứng viên hợp danh trở lên là có thể thành lập
Cơ sở vật chất Do nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất, biên chế nhân sự, kinh phí tự chủ Do công chứng viên tự chủ toàn bộ về cơ sở vật chất, biên chế nhân sự và kinh phí
Về chế độ lương Phòng công chứng gồm có các viên chức, hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập Tự chủ và tự quyết định
Người đại diện theo pháp luật Là trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng là trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của văn phòng công chứng và hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Điều kiện thành lập Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Không bị hạn chế địa bàn thành lập
Tên gọi Bao gồm cụm từ “phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập.

Ví dụ: Phòng công chứng số 2 tỉnh B

Phải bao gồm cụm từ “văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của trưởng văn phòng hoặc họ tên của một chứng viên hợp danh khác của văn phòng công chứng do công chứng viên hợp danh thoả thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn A

Chấm dứt hoạt động Chấm dứt khi có quyết định giải thể của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Tự chấm dứt hoạt động; Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định của luật công chứng hoặc bị hợp nhất, sáp nhập
Chuyển nhượng Không được chuyển nhượng Được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng điều kiện. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất 2 năm.

 

Có nên công chứng ở văn phòng công chứng?

Theo sự phân tích ở mục 3 của bài viết này thì bạn đọc nắm được cơ bản sự giống và khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng. Vì vậy, bạn đọc hoàn toàn có thể quyết định sử dụng loại hình công chứng ở bất kỳ đơn vị nào. Điều quan trọng là khi sử dụng bạn đọc nhận được những giá trị pháp lý mang tính chính xác tuyệt đối, thuận tiện và mang đến lợi ích kinh tế tốt nhất cho mình.

 

Phí công chứng hiện nay

Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với phòng công chứng và văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Mức thu phí công chứng được quy định rõ và tùy từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp 1: Mức thu phí đối với công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2: công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đối, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.

Trường hợp 3: Công chứng hợp đồng mua, bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tình trên giá trị tài sản.

Trường hợp 4: Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay

Trường hợp 5: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.

Trường hợp 6: Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Qúy khách hàng!.

DD1819

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *