Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay để thừa kế?

Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

  • Khái niệm tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.

* Thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật. 

Sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện khi cha mẹ chết.

* Tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng cho tài sản, đó là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.

Theo đó, sang tên Giấy chứng nhận theo hình thức tặng cho được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

2. Thừa kế và tặng cho giống nhau bởi?

Căn cứ Luật Đất đai 2013, Luật Hanilaf nêu ra một số điểm giống nhau giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

TT Điểm giống nhau Nội dung
1 Điều kiện thực hiện quyền (áp dụng đối với bên tặng cho, thừa kế khi có Giấy chứng nhận) Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho, thừa kế khi có đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

2 Chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013)
3 Miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ Tặng cho, thừa kế nhà đất giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP)

 

Ads (0:0

Nên tặng cho hay để thừa kế quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)

3. Ưu, nhược điểm của tặng cho và để thừa kế

Để trả lời cho câu hỏi nên tặng cho hay để thừa kế quyền sử dụng đất cho con, cha mẹ cần nắm rõ ưu và nhược điểm cơ bản của từng hình thức chuyển quyền sử dụng đất này.

Đánh giá Tặng cho Thừa kế
Theo pháp luật Theo di chúc
Ưu điểm – Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc tài sản chung của cha mẹ thì cha mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế quyền.

– Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện.

Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được đuổi cha mẹ ra khỏi nhà,…

– So với thừa kế, nhất là thừa kế theo pháp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người con hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… đều do cha mẹ quyết định.

Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều)

 

– Cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động (người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

– So với tặng cho không có điều kiện như phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ,… thì để thừa kế theo di chúc có ưu điểm ở chỗ nếu con không thực hiện đúng nghĩa vụ, đúng bổn phận cha mẹ có quyền thay đổi nội dung di chúc (thay đổi người thừa kế, diện tích hưởng,…)

Hạn chế So với thừa kế theo pháp luật có thể gây ra mâu thuẫn giữa những người con nếu không được chia đều về quyền và lợi ích. Điều này khá dễ hiểu vì trong nhiều gia đình cha mẹ sẽ ưu tiên một hoặc một số người con hơn những người còn lại. – Nếu chia thừa kế nhà đất theo pháp luật thì không thể hiện ý chí “chủ quan” của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở vì người cùng hàng thừa kế hưởng phần di sản bằng nhau.

– Việc sang tên chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết nên có thể phát sinh một số rủi ro mà cha mẹ không thể biết và lường trước được như tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa những người thừa kế với nhau.

Việc sang tên chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết nên có thể phát sinh một số rủi ro mà cha mẹ không thể biết và lường trước được như tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở giữa những người thừa kế với nhau, nhất là khi nội dung di chúc chỉ cho một người mà trong đó không có người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Theo đó, không có phương án nào có ưu điểm tuyệt đối mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi bậc cha mẹ để lựa chọn phương án tốt nhất. Nếu cha mẹ chỉ có một thửa đất có thể áp dụng quy định về quyền hưởng dụng để chia nhà đất con.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Qúy khách hàng!.

DD1235

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *