Luật thừa kế đất đai khi chồng chết? Thừa kế đất đai trong gia đình? Chồng chết để lại tài sản là đất đai thì chia thừa kế như thế nào?

Vấn đề 1: việc chồng có để lại di chúc hay không?

Thứ nhất, đối với trường hợp người chồng chết không để lại di chúc:

Trong trường hợp này ta sẽ căn cứ theo quy định pháp luật về việc chia thừa kế không có di chúc để phân chia di sản. Việc phân chia di sản trong trường hợp này hoàn toàn căn cứ theo quy định pháp luật về phân chia di sản tại Bộ luật dân sự 2015. Đối với trường hợp cụ thể này, ta lại phải xét đến số tài sản mà người chồng đứng tên sở hữu chiếm bao nhiêu phần trong khối tài sản thực có của gia đình, khối tài sản chung với vợ.

+ Trường hợp 1: Tài sản người chồng có hình thành trong quá trình kết hôn và là tài sản đứng tên đồng sở hữu với vợ thì cách phân chia sẽ tính như sau. Khối tài sản chung của cả hai vợ chồng được chia đôi, riêng phần tài sản của người vợ trong trường hợp người vợ còn sống sẽ được giữ nguyên. Riêng phần tài sản đứng tên người chồng sẽ được tiến hành chia thừa kế theo quy định của pháp luật theo các hàng thừa kế và những người thuộc diện thừa kế có quyền hưởng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 651.

+ Trường hợp 2: Tài sản người chồng sở hữu hình thành trước thời gian kết hôn hoặc tài sản này là tài sản riêng của chồng và được công nhận hợp pháp trước pháp luật thì việc phân chia tài sản sẽ được tiến hành như sau. Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ áp dụng các nguyên thắc về chia thừa kế theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 thì toàn bộ số tài sản đứng tên người chồng này sẽ được chia đều cho những người thuộc diện có quyền hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật. Từ đây, ta sẽ phải xác định những ai trong diện hàng thừa kế thứ nhất còn sống hay đã mất để việc phân chia di sản thừa kế sẽ diễn ra một cách công bằng theo đúng quy định pháp luật. Nếu có các trường hợp ngoại lệ như không có người ở hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng phần di sản này. Trường hợp các hàng thừa kế có người thừa kế thế vị thì việc phân chia di sản cũng sẽ tiến hành theo quy định của pháp luật về chia thừa kế thế vị.

Thứ hai, đối với trường hợp chồng mất và có để lại di chúc:

Trong trường hợp này thì việc định đoạt phần tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của mình cho những còn sống thì sau khi người chồng mất đi việc tiến hành mở di chúc sẽ được thực hiện. Thời điểm công bố di chúc được tiến hành là thời điểm sau khi người chồng đã chết. Việc công bố di chúc được thực hiện theo hình thức quy định của pháp luật về thời điểm mở di chúc tại Bộ luật dân sự 2015. thông qua hình thức cung cấp bản sao di chúc tới tất cả những người có liên quan tới nội dung của di chúc. Đồng thời thủ tục mở thừa kế cũng chỉ được tiến hành khi có đầy đủ những người có liên quan trong nội dung di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Trường hợp vắng mặt cần phải thông báo trước và có lý do cụ thể.

Đối với trường hợp này, ngoài việc xác định những ai là người có liên quan và được quyền hưởng di sản có trong di chúc thì việc xác định di chúc có giá trị pháp lý và có hiệu lực hay không cũng là một vấn đề rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc công nhận di chúc và tiến hành phân chia di chúc mới được thực hiện. Đối với vấn đề này, Bộ luật dân sự 2015. đã có những quy định rất chi tiết và rõ ràng cả về nội dung lẫn hình thức của di chúc như nào là hợp pháp và như nào là không hợp pháp.

Vấn đề 2: đó là thời điểm có hiệu lực của di chúc:

Trong trường hợp cả vợ và chồng cùng lập thì hiệu lực của di chúc thì khi một trong hai người là vợ hoặc chồng chết thì hiệu lực của di chúc được xác định theo ba trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trường hợp nếu trong di chúc chung mà  vợ và chồng đã có thỏa thuận với nhau trước về thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc

Đối với trường hợp này thì di chúc đó có hiệu lực vào thời điểm đã được thỏa thuận.

Thứ hai, nếu vợ và chồng chết theo các thời điểm khác nhau

Đối với trường hợp này thì di chúc của họ chỉ có hiệu lực vào thời điểm người sau cùng chết

Thứ ba, nếu vợ, chồng cùng chết vào một thời điểm hoặc được coi là chết vào cùng một thời điểm

Đối với trường hợp này thì di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực toàn bộ vào thời điểm mà vợ, chồng được coi là đều đã chết.

Trên đây là bài viết tham khảo của Công ty Luật TNHH Hanilaf. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý khách khi muốn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hình thức chuyển quyền sử dụng đất và một số điều cần lưu ý.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn miễn phí của Công ty Luật Hanilaf: 096 226 4737 để nhận được sự giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn hợp tác của Quý khách hàng!.

DD0150

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *