Câu hỏi: Cha tôi tên T, chú tôi tên V, cô tôi (em gái cha tôi) tên S, ông nội tôi tên L. ông nội tôi mất từ lâu, có để lại 1 mảnh đất khoảng 280m2 (dài 20m * rộng 14m), bà nội đã mất khi 3 anh em còn rất nhỏ; nay 3 anh em của cha tôi đã có gia đình riêng, có nhà riêng, giờ cha tôi muốn chia mảnh đất này thành 3 phần bằng nhau cho 3 anh em nhưng chú tôi không chịu và giành hết cho mình. vậy cho tôi hỏi cha tôi phải làm như thế nào để chia tài sản. Đất ông nội tôi để lại không có giấy tờ (vì hồi xưa người ta chỉ giao dịch bằng miệng), chú tôi là người đóng thuế mấy năm nay. Xin luật sư tư vấn giúp tôi với. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể nhận định rằng ông bà bạn mất không để lại di chúc và sẽ tư vấn trên nhận định này. Do ông bà bạn không để lại di chúc, phần di sản để lại (bao gồm mảnh đất) sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Bộ luật dân sự đã quy định cụ thể như sau:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Vì vậy, những người thừa kế hợp pháp của ông bạn sẽ là cha, chú và cô bạn, mỗi người được hưởng phần đất bằng nhau trong mảnh đất trên. Việc chú bạn nộp thuế sử dụng đất không đồng nghĩa với việc chú có thể sở hữu hoàn toàn cả mảnh đất. Tuy nhiên, do mảnh đất của ông bạn chưa có GCNQSDĐ, nên để phân chia di sản thì cần phải chứng minh được rằng thửa đất này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0773