Tranh chấp đất đai giữa hai hộ liền kề

Luật sư tư vấn giúp tôi Nhà có thửa đất bố tôi để lai, lúc làm việc cho đảng bị tập kích qua đời, tôi còn nhỏ phải chạy giặt thửa đất đó do gì ghẻ sử dụng.

Nội dung yêu cầu: Đến khi tôi có vợ năm 1979 nhừơng quyền sử dụng đất cho tôi thời  giang tôi chưa  về thì bà gì có cho vợ chồng ông hai mượn khoảng 100m vuông làm nhà ở tam năm 1978  để tìm chỗ  ở  khác ,lúc tôi về không biết đến năm 1997 thi ông hai làm sổ đỏ .1997 tôi cùng làm sổ chừa  thửa cho mượn,đến năm 2000 thì ông hai làm nhà rường lấn sang khoảng 2m ngang tôi làm đơn gửi xã thi gia đình ông hai tránh đi làm không đến xã để hào giải,đế năm 2015 thi ông hai tiếp tục xây nhà lấn sang,và lối đi trên thử đất tôi giờ đổ bê tông tôi không cho ông hai kiện ra toa Vậy tôi cần làm gì để  lấy lại thửa đất đả lấn và không cho đổ bê tông khúc đường thuộc  sổ đỏ của tôi.

Trả lời:  Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

…”. 

Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

…”. 

Đối với tranh chấp đất đai mà các bên không tự hòa giải được, việc hòa giải tại UBND xã nơi có đất không thành, để bảo đảm quyền thì anh có thể gửi đơn tới TAND quận, huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Bởi, mặc dù trong quá trình hòa giải tại UBND xã có sự tham gia của cán bộ chuyên môn, cá nhân có thẩm quyền nhưng biên bản hòa giải không có giá trị pháp lý bắt buộc các bên thực hiện. Trường hợp muốn giải quyết triệt để trường hợp trên thì anh cần hoàn thiện hồ sơ gửi tới TAND. Phán quyết của TAND có giá trị bắt buộc thực hiện, buộc các bên phải thực hiện theo nội dung bản án có hiệu lực pháp luật.

Điều 19 BLTTDS 2015 quy định về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án:

 “1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án”.

Trong quá trình giải quyết, anh cần cung cấp cho TAND các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình có cơ sở pháp luật. Hơn nữa, sau khi bản án được tuyên và có giá trị pháp lý, bên ông hai không tự nguyện thực hiện thì anh có quyền gửi đơn tới Chi cục thi hành dân sự để giải quyết thi hành theo trình tự, thủ tục Luật định.

Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0776

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *