Năm 2013 nhà nước có làm dự án đường. Trong quá trình làm việc phải xúc đất và tìm chỗ đổ đất, gia đình tôi có đồng ý đổ đất lên đề cao bằng so với mặt đường mới.
Nội dung yêu cầu: Trong quá trình dự án thi công làm việc có đổ đất cao lên vào đường đi cũ làm chỗ đổ dầm cầu, còn chuyển đường đi mới tạm vào đất nhà tôi. Trong xóm có nhà phía bên kia mặt đường dự án thầu đã bồi thường tiền đất để xúc làm hành lang giao thông. Hiện tại nhà tôi chưa đổ đất xong nhưng có hộ gia đình trong xóm đã muốn tranh giành đất ngay cạnh lành lang đường mà gia đình tôi cho đổ làm nơi dầm cầu. Luật sư cho tôi hỏi khi nhà bên cạnh đã được tiền bồi thường đất thì còn được sử dụng đất nữa không và khi gia đình tôi khi bị tranh chấp đất như vậy thì phải làm thế nào và dựa theo pháp luật giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất, xét quyền sở hữu đối với thửa đất của hộ gia đình đã nhận bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất: Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ” … 11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định về đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp:
“…2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
…”.
Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp: “1. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật đất đai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý….”.
Theo quy định của pháp luật, trường hợp người sử dụng đất trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định có nghĩa vụ nộp Giấy chứng nhận đã cấp, và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu Giấy chứng nhận đã cấp chuyển cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Vậy, đối với trường hợp trên, hộ gia đình có đất bị thu hồi buộc phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng trước khi được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Theo đó, hộ gia đình trên không có quyền được tiếp tục quản lý, sử dụng đối với thửa đất đã thu hồi. Đất đã thu hồi trong trường hợp trên được giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 68 Luật đất đai 2013:
“Điều 68. Quy định về tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi:
“1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Đất đã thu hồi được giao để quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
a) Đất đã thu hồi theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này thì giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý;
b) Đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này thì giao cho tổ chức dịch vụ công về đất đai để quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất.
Trường hợp đất đã thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này là đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quỹ đất này được giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Thứ hai, về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất: Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
…”.
Trường hợp có tranh chấp đất đai mà các bên không tự tiến hành giải quyết thì có quyền gửi đơn tới UBND xã để tiến hành hòa giải. Nếu việc hòa giải tại UBND xa không thành thì các bên có quyền gửi đơn khởi kiện, cùng toàn bộ tài liệu, chứng cứ tới TAND quận, huyện nơi có đất để thụ lý và giải quyết. Căn cứ để giải quyết vụ việc trên bao gồm: các tài liệu, giấy tờ quy định về mốc giới, diện tích sử dụng của các hộ gia đình; diện tích, địa hình sử dụng đất trên thực tế; và căn cứ vào các quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013,…
Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai.
Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.
DD0777