Giải quyết tranh chấp về đường nước chung như thế nào?

Luật sư tư vấn về các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

Kính chào Luật Sư! Vấn đề của em như sau: Em cần chuyển nhượng mảnh đất ruộng đã có sổ đỏ diện tích 9.000 m2. Sau khi đo đạc còn được 8.700 m2, do địa chính huyện đo. Có 4 người giáp ranh, trong đó có 1 người không ký giáp ranh vì cho rằng đường nước là của chung. Diện tích đường nước này nằm trong phạm vi đo đạc 8.700 m2. Người này kiện ra xã. Hòa giải ở xã không thành. Em chờ 3 tháng không thấy người ấy kiện ra huyện. Nhưng người đó tự ý nhổ cọc mốc đo đạc và cho kobe múc đất dưới đường nước đổ lên phía ruộng của ông ta. Em đã báo việc này lên xã. Nay em về xin UB xã làm giấy xác nhận cho em được phép chuyển nhượng phần đất của em được Nhà Nước cấp sổ đỏ. Nhưng lúc này Ủy ban xã nói có 2 người lúc trước chịu ký giáp ranh bây giờ đưa đơn kiện. Như vậy là em lại tiếp tục chờ đợi em thấy nản quá. em không lấn đất của ai những người này giống như đang phá em vì họ không có giấy tờ chứng minh gì hết họ nói rằng họ không kiện ra tòa án huyện nhưng nhất quyết không cho em chuyển nhượng đất có phần đường nước này. Xin luật sư cho em lời khuyên, bây giờ em phải làm sao? Em đã chờ đợi hơn 5 tháng rồi giờ em phải đợi bao lâu nữa. Xin luật sư hướng dẫn giùm em. Em chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:  Theo Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

 “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

…”

Ngoài ra, Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

2. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

3. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Theo thông tin cung cấp thì gia đình bạn đang có tranh chấp về ranh giới đất đai. Trước hết, theo trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải là bắt buộc. Nếu các bên không thể tự hòa giải được thì có thể gửi đơn lên UBND cấp xã để hòa giải. Bạn đã thực hiện thủ tục hòa giải với người không ký giáp ranh nhưng hòa giải không thành. Như vậy bạn có thể gửi đơn kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết.

  Chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe và giải quyết mọi khó khăn của quý khách liên quan đến Pháp luật về Đất đai. 

Gọi ngay tới số Hotline: 0962264737 hoặc tới địa chỉ Công ty tại 176 Đường Láng – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội để nhận được sự hỗ trợ.

DD0795

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *